Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3208
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | LÊ MINH, KỲ | - |
dc.contributor.author | LÊ THỊ, HÒA | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-21T04:39:58Z | - |
dc.date.available | 2021-12-21T04:39:58Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3208 | - |
dc.description.abstract | Ung thư thanh quản là khối u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp biểu mô vùng thanh quản. Đây là loại ung thư đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ác tính hay gặp nhất và đứng hàng thứ hai trong các khối u ác tính đường hô hấp sau ung thư phổi. Ở Việt Nam trong số các ung thư vùng đầu cổ, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 2 sau ung thư vòm mũi họng 1–3. Ung thư thanh quản gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ khác nhau ở từng nước4 vì bệnh liên quan đến hai yếu tố nguy cơ là rượu và thuốc lá. Tuổi thường gặp là từ 45 – 70 tuổi. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ hiện mắc và tử vong do ung thư thanh quản hiện nay được ước tính là 2,67 trường hợp/ năm/ 100.000 dân, 14,33 trường hợp/ năm/ 100.000 dân và 1,66 trường hợp/ năm/ 100.000 dân. Cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đều cao hơn ở châu Âu và thấp hơn ở châu Phi, nhưng tỷ lệ tử vong/ tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở châu Phi. Trong 3 thập kỷ qua, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm dần ở châu Âu, trong khi tỷ lệ này tăng lên ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương 5. Việc lựa chọn phương thức điều trị đối với ung thư thanh quản ngoài việc phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, vị trí của khối u còn phụ thuộc vào lựa chọn của bệnh nhân, tuổi, mong muốn về chất lượng giọng, trình độ khả năng của bác sĩ điều trị và các yếu tố liên quan đến điều trị như chi phí điều trị, bệnh kèm theo. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật kết hợp với tia xạ và hóa trị liệu. Điều trị ung thư thanh quản luôn là một chủ đề tranh luận đặc biệt là giữa điều trị triệt căn và điều trị bảo tồn chức năng. Người ta thường khuyến cáo rằng ung thư thanh quản giai đoạn đầu (tức là giai đoạn I hoặc II) nên được điều trị bằng phương pháp điều trị đơn lẻ, cho dù là phẫu thuật hay xạ trị6. Phẫu thuật đối với khối u T1, T2 theo hướng bảo tồn chức năng của thanh quản cũng đạt được những tiến bộ đáng kể nhất là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng laser CO2 qua đường miệng. Trong khi đó kỹ thuật tia xạ, máy xạ trị thế hệ mới cũng đã được cải tiến và đạt được kết quả khá tốt. Nhìn chung, 2 phương thức điều trị được coi là có thể so sánh được về khả năng sống sót, kiểm soát tại chỗ và bảo tồn cơ quan7,8, tuy nhiên chi phí xạ trị lớn hơn phẫu thuật và kết quả giọng nói sau điều trị vẫn cần nghiên cứu thêm. Gần đây, hóa xạ trị đồng thời đang thay thế phẫu thuật như một phương thức điều trị cho các bệnh ung thư thanh quản tiến triển ( T3, T4 ) với kết quả gần như tương tự9,10. Mặc dù xử trí không phẫu thuật đang thay thế phẫu thuật rộng rãi, nhưng cắt toàn bộ thanh quản vẫn có một vai trò quan trọng trong trường hợp bệnh tiến triển và tái phát. Ở Việt Nam trong những năm vừa qua cũng đã ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị ung thư thanh quản phù hợp với thực tế của Việt Nam và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm tổng kết các phương thức điều trị đối với bệnh nhân ung thư thanh quản. Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng điều trị ung thư thanh quản hiện nay ở một số bệnh viện tại Hà Nội” với mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng chẩn đoán ung thư thanh quản tại một số bệnh viện Hà Nội. 2. Đánh giá thực trạng các phương pháp điều trị đã được áp dụng tại các bệnh viện trên. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Tai mũi họng | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CứU THựC TRạNG ĐIềU TRị UNG THƯ THANH QUảN HIệN NAY ở MộT Số BệNH VIệN tại Hà NộI | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0848. LV - HOA - TMH- SAU BV.pdf Restricted Access | 1.76 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.