Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3188
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁN SỎI TÚI MẬT ĐƠN THUẦN QUA DA |
Authors: | NGÔ THỊ LY, LY |
Advisor: | Bùi Văn, Lệnh Lê Tuấn, Linh |
Keywords: | Chẩn đoán hình ảnh |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý thường gặp nhất của đường tiêu hóa. Tại các nước phát triển có tới 10 - 15% nam và lớn hơn 25% nữ trong dân số mắc bệnh sỏi túi mật 1,2. Tại Việt Nam, tỉ lệ sỏi túi mật chiếm khoảng 2.14 - 6.11% trong dân số 3. Phần lớn sỏi túi mật tồn tại không triệu chứng và được chỉ định điều trị khi có triệu chứng lâm sàng: đầy tức vùng mạn sườn phải, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua và đặc biệt là viêm túi mật cấp do sỏi (sốt, đau hạ sườn phải, ấn điểm túi mật đau và có thể sờ thấy túi mật to) 4. Hiện nay phương pháp điều trị cơ bản và phổ biến là phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Tuy nhiên với những bệnh nhân có chống chỉ định với phẫu thuật hoặc bệnh lý toàn thân nặng vẫn là thách thức khi lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu và an toàn5. Gần đây nhiều nghiên cứu đã đặt ra vấn đề chức năng của túi mật: túi mật mặc dù không phải là một cơ quan tạo mật nhưng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiêu hóa, điều hòa áp lực đường mật (thông qua việc dự trữ, cô đặc dịch mật) và liên quan đến việc cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột 6, thay đổi sinh lý và thành phần dịch mật bài tiết dẫn đến khả năng rối loạn tiêu hóa tăng lên 7, một số nghiên cứu khác cho thấy rằng khả năng rối loạn chuyển hóa, nguy cơ mắc một số ung thư tiêu hóa tăng lên khi cắt túi mật 7,8. Do vậy, hiện nay đối với những bệnh nhân có sỏi túi mật đơn thuần, triệu chứng nhẹ có nhu cầu bảo tồn túi mật có thể lựa chọn các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu như dùng thuốc làm tan sỏi mật đường uống đơn thuần hoặc phối hợp với tán sỏi túi mật ngoài cơ thể tuy nhiên hiệu quả còn thấp và tỷ lệ tái phát cao 9. Phương pháp tán sỏi túi mật bằng đường hầm xuyên nhu mô gan là một kỹ thuật ít xâm lấn, hiệu quả, an toàn, ít biến chứng, chủ yếu là các biến chứng nhẹ. Tác giả Yi-Ping Zou (2007) nghiên cứu 439 bệnh nhân tán sỏi túi mật qua da, tỉ lệ thành công của kỹ thuật là 90%10, tác giả Young Hwan Kim (năm 2011) thực hiện kỹ thuật tán sỏi túi mật qua da trên 63 bệnh nhân nguy cơ cao cũng đạt tỉ lệ thành công cao - 94% 11. Tại Việt Nam, kỹ thuật tán sỏi túi mật qua da được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4 năm 2018, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có báo cáo về trường hợp lâm sàng hoặc chùm ca lâm sàng, do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả tán sỏi túi mật đơn thuần qua da” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm của bệnh nhân sỏi túi mật đơn thuần được tán sỏi qua da. 2. Đánh giá kết quả kỹ thuật tán sỏi túi mật đơn thuần qua da |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3188 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0830. LUẬN VĂN LY LY-CĐHA NT SAU BV.pdf Restricted Access | 2.73 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.