Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3186
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Trần Minh, Điển | - |
dc.contributor.advisor | Đậu Việt, Hùng | - |
dc.contributor.author | ĐỖ HOÀNG, HẢI | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-20T08:22:01Z | - |
dc.date.available | 2021-12-20T08:22:01Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3186 | - |
dc.description.abstract | Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân thở máy kể cả ở trẻ em và người lớn.1 Theo kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ, viêm phổi liên quan thở máy có tỷ lệ mới mắc 5 – 32% và là căn nguyên phổ biến thứ hai của nhiễm khuẩn bệnh viện trong đơn vị Hồi sức tích cực trẻ em. Năm 2004, hệ thống quốc gia giám sát nhiễm khuẩn Bệnh viện của Hoa Kỳ (NNIS) của CDC đã báo cáo tỷ lệ VPLQTM trung bình là 2,9/1000 ngày thở máy ở các trung tâm Hồi sức Nhi khoa tại Hoa Kỳ.2 3 Viêm phổi liên quan thở máy cũng được xem là lý do dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong cũng như kéo dài thời gian thở máy của bệnh nhân tại các khoa hồi sức, đặc biệt là ở những bệnh nhân VPLQTM có nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh.4 Việc chẩn đoán VPLQTM không khó, tuy nhiên vấn đề tuân thủ dự phòng, xem xét các yếu tố nguy cơ và phương án điều trị ở từng bệnh nhân đang là thách thức lớn tại các khoa Hồi sức tích cực. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân hồi sức như: thời gian thở máy, bệnh nhân phải đặt nội khí quản nhiều lần, điều trị thuốc kháng acid, hút dịch hầu họng hay luồng trào ngược từ dạ dày.5 6 7 Gần đây thì yếu tố sử dụng thuốc kháng acid đặc biệt là thuốc ức chế bơm proton (PPI) được nhiều nghiên cứu quan tâm hơn về nguy cơ gia tăng khả năng mắc VPLQTM ở bệnh nhân thở máy. Cơ sở lý luận là việc sử dụng thuốc kháng acid sẽ làm chậm quá trình làm trống dạ dày, gây tăng thời gian phơi nhiễm với vi khuẩn, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới làm tăng nguy cơ trào ngược, hay làm giảm độ acid của đường tiêu hóa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào phổi.8 Ở bệnh nhân nhi bị bệnh nặng trong giai đoạn hồi sức cần được điều trị dự phòng loét và xuất huyết tiêu hóa do stress vì tỉ lệ xuất huyết đường tiêu hóa trên trầm trọng hiện nay dao động từ 0,4 -5%.9 Tuy nhiên cần cân nhắc về nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc kháng acid cho bệnh nhân. Một số nghiên cứu đã chứng minh điều trị bằng thuốc kháng acid đang được chỉ định không hợp lý và cần được giám sát nghiêm ngặt hơn vì những nguy cơ có thể gây ra cho người bệnh đặc biệt là nguy cơ gây viêm phổi ở bệnh nhân thở máy.10 11 Khoa Hồi sức Ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị tiếp nhận bệnh nhân nặng sau phẫu thuật phải thở máy. Chỉ định dự phòng xuất huyết tiêu hoá do stress bằng thuốc kháng acid đường tĩnh mạch là thường quy tại đơn vị này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và yếu tố nguy cơ của viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sử dụng thuốc kháng acid tại khoa Hồi sức Ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phổi liên quan liên quan thở máy ở bệnh nhân sử dụng thuốc kháng acid tại khoa Hồi sức Ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Xác định các yếu tố nguy cơ của viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sử dụng thuốc kháng acid. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Nhi khoa | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ACID TẠI KHOA HỒI SỨC NGOẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0828. Luận văn Đỗ Hoàng Hải--final.pdf Restricted Access | 2.02 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.