Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3179
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPHẠM HỮU, HÒA-
dc.contributor.authorQUÁCH TIẾN, BẢNG-
dc.date.accessioned2021-12-20T08:20:13Z-
dc.date.available2021-12-20T08:20:13Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3179-
dc.description.abstractRối loạn nhịp tim ở trẻ em là một vấn đề khá thường gặp và rất phức tạp trong bệnh học tim mạch 1-3. Trong đó nhịp nhanh kịch phát trên thất là loại rối loạn nhịp tim nhanh trên thất hay gặp nhất ở trẻ em với tỉ lệ mắc bệnh được ước tính vào khoảng 1:250 trẻ khỏe 4. Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là loại nhịp nhanh mà nguồn gốc gây ra xuất phát từ thân bó His trở lên hoặc cơ chế do vòng vào lại. NNKPTT bao gồm: nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất, nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh nhĩ 1,5-8. Cơn NNKPTT có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến trẻ lớn, có thể liên tục kéo dài hay thành cơn, do đó các biểu hiện lâm sàng sẽ rất khác nhau. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, nếu không được phát hiện có thể dẫn đến tình trạng suy tim hoặc sốc tim. Còn ở trẻ lớn nếu không được chẩn đoán, điều trị sẽ gây nên các rối loạn chức năng tim 6. Nhịp tim nhanh từ lâu đã được xác định là một trong các nguyên nhân của rối loạn chức năng tâm thu thất trái 9-11. Bệnh cơ tim do nhịp tim nhanh (Tachycardia induced Cardiomyopathy - TIC) có thể được định nghĩa là hội chứng suy tim bắt nguồn từ việc tăng tần số nhĩ hoặc thất 12. Từ đầu thế kỷ 20, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ về nguyên nhân giữa nhịp tim nhanh và bệnh cơ tim ở cả mô hình động vật và người 13. TIC lần đầu tiên được biết đến và mô tả bởi Gossage và Braxton Hicks vào năm 1913 14, sau đó Whipple và cộng sự mô tả trường hợp thử nghiệm đầu tiên của TIC vào năm 1962 15. TIC là một trong những nguyên nhân chính của suy tim sung huyết 16,17. TIC có thể được cải thiện đáng kể bằng cách kiểm soát nhịp tim nhanh và tình trạng suy tim. Vì vậy, việc nhận biết sớm TIC là rất quan trọng 9-12. Phát hiện sớm và điều trị triệt để NNKPTT có vai trò phòng và điều trị rối loạn chức năng tim do loạn nhịp 18. Tại Việt Nam phương pháp triệt đốt tim nhanh bằng năng lượng sóng có tần số radio đã được áp dụng tại một số trung tâm tim mạch tuy nhiên những nghiên cứu về đặc điểm bệnh cũng như hiệu quả điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất có giảm chức năng tâm thu thất trái ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio còn ít. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Hiệu quả điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất có giảm chức năng tâm thu thất trái ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số Radio”. Với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhịp nhanh kịch phát trên thất có giảm chức năng tâm thu thất trái ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét kết quả điều trị ban đầu nhịp nhanh kịch phát trên thất có giảm chức năng tâm thu thất trái ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số Radio.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectNhi khoavi_VN
dc.titlehiệu quả điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất có giảm chức năng tâm thu thất trái ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radiovi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0820. Luan van ban in_Bang20201108_Endnote.pdf
  Restricted Access
2.15 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.