Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3128
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Đào Thị, Hoa-
dc.contributor.advisorPGS. TS. Lê, Hoàng-
dc.contributor.authorNgô Thị Thanh, Hương-
dc.date.accessioned2021-12-17T02:03:05Z-
dc.date.available2021-12-17T02:03:05Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3128-
dc.description.abstractUng thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư phổ biến, đứng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ và thứ hai trong các loại ung thư phụ khoa1,2. Hàng năm, thế giới có khoảng 527.624 người mắc mới và khoảng 265.672 người chết do UTCTC. Theo công bố WHO năm 2017 ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 5146 phụ nữ được chẩn đoán mắc UTCTC và 2423 người chết vì căn bệnh này, đứng thứ 6 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ Việt Nam1,3,4. Nhiễm một hay nhiều typ HPV nguy cơ cao là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tế bào, trải qua giai đoạn tiền ung thư và dẫn đến UTCTC1. Các nghiên cứu cho biết 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 năm. Các trường hợp nhiễm HPV dai dẳng, kéo dài có xu hướng tiến triển qua giai đoạn tiền ung thư thành UTCTC3. Hiện nay đã phát hiện được hơn 200 typ HPV, trong đó có khoảng 30 – 40 typ lây truyền qua đường tình dục và chỉ có một số typ gây UTCTC (gọi là typ HPV nguy cơ cao). Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra có ít nhất 12 typ HPV nguy cơ cao, đó là typ 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68 và 2 typ nguy cơ rất cao 16, 185-7. Nhiễm HPV nguy cơ cao được tìm thấy trong khoảng 90% các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung8,9. Đặc biệt hai nhóm typ 16, 18 chiếm 25,8% các trường hợp LSIL và 51,9% các trường hợp HSIL1. Quá trình tiến triển từ khi nhiễm HPV từ giai đoạn tiền ung thư đến UTCTC thường kéo dài từ 5 – 20 năm. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho việc sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư cũng như tìm ra mối liên quan với HPV nguy cơ cao để đưa ra chiến lược phòng chống UTCTC bằng việc dự phòng sơ cấp (tiêm vaccine) cũng như dự phòng thứ cấp (sàng lọc phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung)10,11 Mặc dù đã có một số nghiên cứu về HPV nhưng tỷ lệ và phân bố typ HPV có thể khác nhau giữa các vùng, chủng tộc, nhóm tuổi, mức độ tổn thương trên tế bào học cũng như mô bệnh học. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về nhiễm HPV trong cộng đồng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về nhiễm HPV trên nhóm bệnh nhân làm xét nghiệm tế bào âm đạo. Nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HPV ở các bệnh nhân có tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường góp phần tiên lượng khả năng diễn biến và phòng ngừa UTCTC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papiloma virus trên những bệnh nhân có tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương”, nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ có tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. 2. Đối chiếu kết quả HPV với kết quả tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường và kết quả soi cổ tử cung ở các phụ nữ tham gia nghiên cứu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu - Mô học - Sinh lý cổ tử cung 3 1.1.1.Giải phẫu CTC 3 1.1.2. Mô học 3 1.1.3. Sinh lý cổ tử cung 6 1.2. HPV và ung thư cổ tử cung 7 1.2.1. Cấu tạo HPV 7 1.2.2. Các typ HPV 8 1.2.3. Diễn tiến tự nhiên dẫn đến ung thư cổ tử cung 9 1.2.4. Những yếu tố nguy cơ nhiễm HPV 10 1.2.5. Tình hình nhiễm HPV nguy cơ cao trên thế giới và ở Việt Nam 12 1.2.6. Một số phương pháp xét nghiệm HPV 14 1.3. Các phương pháp thăm dò cổ tử cung 15 1.3.1. Tế bào học cổ tử cung 15 1.3.2. Soi cổ tử cung 19 1.3.3. Mô bệnh học 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.2. Đối tượng nghiên cứu 23 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 24 2.3.3. Biến số nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu 24 2.3.4. Quy trình nghiên cứu 26 2.4. Xử lý số liệu 29 2.5. Những sai số trong nghiên cứu: 29 2.5.1. Sai số có thể gặp 29 2.5.2. Cách khắc phục: 29 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao của phụ nữ nghiên cứu 31 3.1.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 31 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 35 3.1.3. Kết quả cận lâm sàng 35 3.2. Tỷ lệ nhiễm HPV trong mẫu nghiên cứu 38 3.3. Đối chiếu kết quả HPV nguy cơ cao với kết quả tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường và kết quả soi CTC ở các phụ nữ tham gia nghiên cứu 41 3.3.1. Đối chiếu kết quả nhiễm HPV và kết quả tế bào bất thường 41 3.3.2. Đối chiếu nhiễm HPV với kết quả soi CTC: 45 3.3.3. Đối chiếu giữa nhiễm HPV với tế bào học và soi CTC: 46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47 4.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 47 4.1.1. Về độ tuổi của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu 47 4.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư 48 4.1.3. Nghề nghiệp, trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu 48 4.1.4. Các đặc điểm về tiền sử sản khoa, tuổi bắt đầu QHTD, kinh nguyệt49 4.1.5. Các đặc điểm về tiền sử tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung và sàng lọc ung thư cổ tử cung: 50 4.1.6. Đặc điểm về lâm sàng 52 4.1.7. Kết quả tế bào học cổ tử cung 53 4.1.8. Kết quả soi cổ tử cung 55 4.1.9. Kết quả mô bệnh học 55 4.1.10. Kết quả HPV nguy cơ cao 56 4.2. Đối chiếu kết quả HPV với kết quả tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường và kết quả soi CTC ở các phụ nữ tham gia nghiên cứu. 60 4.2.1. Mối liên quan tế bào học và HPV nguy cơ cao 60 4.2.2. Đối chiếu giữa nhiễm HPV với soi CTC: 63 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHuman Papiloma Virutvi_VN
dc.subjectTế bào âm đạo cổ tử cungvi_VN
dc.titleTình hình nhiễm Human Papiloma Virus trên bệnh nhân có tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSngothithanhhuong.docx
  Restricted Access
1.55 MBMicrosoft Word XML
2021THSNgoThiThanhHuong.pdf
  Restricted Access
1.91 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.