Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3122
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHoàng Thị, Lâm-
dc.contributor.authorLê Văn, Hiệp-
dc.date.accessioned2021-12-17T01:44:04Z-
dc.date.available2021-12-17T01:44:04Z-
dc.date.issued2021-12-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3122-
dc.description.abstractLupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythermatosus SLE) là bệnh lý tự miễn hệ thống tổn thương đa cơ quan phức tạp có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh ảnh hưởng chính đến bệnh nhân nữ dưới 50 tuổi chẩn đoán dựa vào bộ 11 tiêu chuẩn của Hiệp hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR 1997) hoặc các bộ tiêu chuẩn khác như của Hiệp hội quôc tế lâm sàng về Lupus ban đỏ hệ thống (SLICC 2012). Trong SLE, tổn thương đa cơ quan do sự hình thành các tự kháng thể trong cơ thể chống lại các mô cơ quan. Bênh nhân SLE có tổn thương các cơ quan da, khớp, thận, huyết học, thần kinh. SLE đặc trưng là các đợt cấp xen kẽ giữa các thời kỳ bệnh ổn đinh. Bên cạnh các tổn thương được chú ý nhiều như da, khớp, thận, mạch máu, huyết học và thần kinh trung ương, gan cũng là một cơ quan bị ảnh hưởng. Mặc dù bệnh viêm gan lupus vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng và tổn thương gan cũng không được xếp vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân SLE nhưng các nghiên cứu chỉ ra 19-60% bệnh nhân SLE có bất thường trên các xét nghiệm chức năng gan. Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu của Yuxin Liu và cộng sự năm 2015 tỉ lệ bệnh nhân SLE người châu Á có tổn thương gan (được định nghĩa là tăng AST hoặc ALT trên 2 lần ngưỡng trên giới hạn bình thường) là 20.7%. Nhiều nghiên cứu đồng quan điểm tổn thương gan được định nghĩa là khi có AST hoặc ALT tăng gấp 2 lần giới hạn trên ngưỡng bình thường. Tăng men gan là một yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng huyết áp và tăng tỉ lệ tử vong trên mọi bệnh đồng mắc. Bệnh nhân SLE viêm gan mạn tính tăng đợt cấp xơ gan, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.11 Kiểm soát việc tăng AST, ALT ở các bệnh nhân SLE là một thách thức với các nhà lâm sàng. Các biểu hiện lấm sàng cũng xuất hiện muộn sau một thời gian dài tăng enzyme gan. Có nhiều nguyên nhân gây tăng enzyme gan ở bệnh nhân SLE gồm: viêm gan virus, do rượu, do tác dụng phụ của thuốc, do hoạt động bệnh...Tổn thương gan trên bệnh nhân SLE có thể nặng và tiến triển xấu đi nếu bệnh nhân có bệnh lý nền về gan hoặc do độc tính của thuốc trong quá trình điều trị. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra tăng men gan có liên quan đến hoạt động đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống do liên quan đến hiện tượng chết tế bào ồ ạt trong đợt cấp dẫn đến các phản ứng dây chuyền làm tăng các gốc oxy hóa. Đợt cấp SLE đặt ra yêu cầu phải tăng liều thuốc ức chế miễn dịch hoặc hợp phối hợp thêm các thuốc khác, NSAIDs. Các yếu tố trên đều gây tăng men gan. Hiện nay ở Việt Nam có ít các nghiên cứu về tổn thương gan trên bệnh nhân SLE. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu : “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống” này với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương gan. 2. Nhận xét một số mối liên quan tổn thương gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả.vi_VN
dc.description.tableofcontentsCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Đại cương bệnh lupus ban đỏ hệ thống 3 1.1.1 Khái niệm và dịch tễ 3 1.1.2 Sinh bệnh học 3 1.1.3 Đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống 7 1.1.4 Các phương pháp điều trị lupus ban đỏ hệ thống hiện nay 8 1.2 Đại cương về sinh lý gan 9 1.2.1 Chức năng sinh lý của gan 9 1.2.2 Biểu hiện lâm sàng tổn thương gan 10 1.2.3 Marker cận lâm sàng đánh giá tổn thương gan 11 1.3 Tổn thương gan trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống 14 1.3.1 Tỉ lệ và cách phân chia nguyên nhân tổn thương gan trong lupus ban đỏ hệ thống 14 1.3.2 Tổn thương gan do một số bệnh tự miễn đồng mắc khác 16 1.3.3 Tổn thương gan do rối loạn tăng đông máu 18 1.3.4 Tổn thương gan trên bệnh nhân SLE do thuốc 19 1.3.5 Tổn thương viêm gan lupus 22 1.3.6 Liên quan một số yếu tố bệnh lupus với mức tăng AST, ALT 23 1.3.7 Tình hình nghiên cứu tăng men gan trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1 Địa điểm nghiên cứu 27 2.2 Thời gian nghiên cứu 27 2.3 Đối tượng nghiên cứu 27 2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 27 2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.4 Thiết kế nghiên cứu 28 2.5 Sơ đồ nghiên cứu 28 2.6 Biến số và chỉ số nghiên cứu 30 2.7 Cách tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng 31 2.8 Thu thập và xử lý số liệu 32 2.9 Đạo đức nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương gan 34 3.1.1 Đặc điểm tuổi 34 3.1.2 Đặc điểm giới 35 3.1.3 Thời gian mắc bệnh 36 3.1.4 Đặc điểm lâm sàng biểu hiện tổn thương gan 36 3.1.5 Đặc điểm sinh hóa chức năng gan 38 3.1.6 Đặc điểm sinh hóa chức năng thận 40 3.1.7 Đặc điểm tổn thương huyết học 41 3.1.8 Đặc điểm siêu âm gan 43 3.2 Một số mối liên quan tổn thương gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 43 3.2.1 Liên quan tình trạng sử dụng thuốc corticoid và tăng men gan 43 3.2.2 Liên quan tình trạng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc điều hòa miễn dịch và tăng men gan 44 3.2.3 Liên quan tình trạng sử dụng paracetamol và tăng men gan 45 3.2.4 Liên quan tình trạng sử dụng thuốc đông y và tăng men gan 46 3.2.5 Liên quan tổn thương cơ quan khác ngoài gan và tăng men gan 46 3.2.6 Liên quan các kháng thể và tăng men gan 48 3.2.7 Liên quan đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống và tăng men gan 49 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 53 4.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương gan 53 4.1.1 Tuổi 53 4.1.2 Giới 54 4.1.3 Thời gian mắc bệnh 55 4.1.4 Đặc điểm tổn thương lâm sàng 55 4.1.5 Rối loạn đông cầm máu 55 4.1.6 Đặc điểm bilirubin 56 4.1.7 Gamma-glutamyl tranferase 57 4.1.8 Đặc điểm siêu âm gan 58 4.2 Một số mối liên quan tổn thương gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 59 4.2.1 Liên quan tiền sử dùng corticoid và tăng men gan 59 4.2.2 Liên quan azathioprine và tăng men gan 60 4.2.3 Liên quan cyclophosphamide và tăng men gan 60 4.2.4 Liên quan cyclosporine A và tăng men gan 61 4.2.5 Liên quan MMF và tăng men gan 61 4.2.6 Liên quan tacrolimus và tăng men gan 62 4.2.7 Liên quan HCQ và tăng men gan 63 4.2.8 Paracetamol 63 4.2.9 Thuốc đông y 64 4.2.10 Mối liên quan tăng men gan và tình trạng phù, suy thận 64 4.2.11 Liên quan tăng men gan và đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống 66 4.2.12 Mối liên quan tăng men gan và các tự kháng thể 68 KẾT LUẬN 70vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectlupus ban đỏ hệ thốngvi_VN
dc.subjecttổn thương ganvi_VN
dc.subjectđợt cấp lupusvi_VN
dc.titleĐặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thốngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTLeVanHiep.docx
  Restricted Access
1.18 MBMicrosoft Word XML
2021NTLeVanHiep.pdf
  Restricted Access
2.15 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.