Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3118
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Thị, Yến-
dc.contributor.advisorNguyễn Thị Thuý, Hồng-
dc.contributor.authorAphanhnee, Souliyakane-
dc.date.accessioned2021-12-17T01:36:03Z-
dc.date.available2021-12-17T01:36:03Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3118-
dc.description.abstractDinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời và thiếu vi chất dinh dưỡng đã gây ra những hậu quả khó hồi phục cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe hiện tại cũng như lâu dài. Trên thế giới, theo báo cáo của UNICEF/WHO năm 2019 có 144 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 21,3% và 47 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm chiếm 6,9% trẻ dưới 5 tuổi. 1 Bên cạnh đó, thiếu vi chất dinh dưỡng cũng là một vấn đề sức khoẻ được quan tâm. Theo UNICEF, hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người có nguy cơ thiếu đa vi chất, được coi là “thiếu ăn tiềm tàng”. Tại Việt Nam, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em tại cộng đồng ở nước ta vẫn còn ở mức cao. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng (2015), tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 27,8%, tỷ lệ này có xu hướng cao hơn ở miền núi (31,2%), nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%).2 Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng còn khá cao (69,4%). Tỷ lệ thiếu vitamin A ở lứa tuổi này là 41,6%, trong đó cao nhất ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi (44,4%).3 Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Suy dinh duỡng và thiếu vi chất cũng làm cho trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá. Hơn nữa, khi trẻ mắc bệnh tiên lượng xấu hơn và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ 4. Trong những năm qua, công tác phòng chống thiếu vi chất tiếp tục đạt được nhiều thành thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu vitamin (A, D), thiếu máu, thiếu sắt, kẽm, canxi,… vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những phòng khám chuyên khoa đầu ngành, hàng năm có số lượng lớn trẻ đến khám và tư vấn dinh dưỡng, trong đó có nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện tình trạng dinh dưỡng cũng như phát hiện sớm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và thiếu thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi 3 1.1.1. Một số khái niệm về tình trạng dinh dưỡng 3 1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 3 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi 5 1.1.4. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi 7 1.1.5. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em 9 1.2. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi 10 1.2.1. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trên thế giới và tại Việt nam 10 1.2.2. Vai trò và nhu cầu vi chất dinh dưỡng 12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu 21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 21 2.3.3. Cách chọn mẫu 22 2.3.4. Công cụ, phương pháp thu thập số liệu 22 2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 26 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 32 2.5. Đạo đức nghiên cứu 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 34 3.1.1. Đặc điểm chung của mẹ trẻ 34 3.1.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35 3.1.3. Đặc điểm nuôi dưỡng của trẻ 36 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu 37 3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ trong nghiên cứu 37 3.2.2. Phân bố Z-score các chỉ số nhân trắc của trẻ 37 3.2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các nhóm tuổi 38 3.2.4. Phân bố theo nhóm tuổi Z-score cân nặng theo tuổi 39 3.2.5. Phân bố theo nhóm tuổi Z-score chiều cao theo tuổi 39 3.2.6. Phân bố theo nhóm tuổi Z-score cân nặng theo chiều cao 40 3.2.7. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 41 3.3. Tình trạng thiếu vi chất của trẻ 44 3.3.1. Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ 44 3.3.2. Một số yếu tố liên quan tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 46 Chương 4: BÀN LUẬN 51 4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 51 4.1.1 Đặc điểm chung của bà mẹ 51 4.1.2. Đặc điểm chung về trẻ 52 4.1.3. Đặc điểm nuôi dưỡng của trẻ 54 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu 56 4.2.1. Suy dinh dưỡng thể thấp còi 57 4.2.2. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 58 4.2.3. Suy dinh dưỡng thể gầy còm 59 4.2.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 59 4.3. Thực trạng thiếu vi chất ở trẻ trong nghiên cứu 63 4.3.1. Thiếu sắt 64 4.3.2. Thiếu kẽm 65 4.3.3. Thiếu canxi 67 4.3.4. Thiếu vitamin D 67 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectDinh dưỡng, vi chất dinh dưỡngvi_VN
dc.subjectNhi khoavi_VN
dc.titleTình trạng dinh dưỡng và thiếu thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSAphanhneeSouliyakane.pdf
  Restricted Access
2.38 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021THSAphanhneeSouliyakane.doc
  Restricted Access
2.9 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.