Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3116
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Doãn Phương | - |
dc.contributor.author | Phạm Thị Thu Hà | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-17T01:32:56Z | - |
dc.date.available | 2021-12-17T01:32:56Z | - |
dc.date.issued | 2021-11-16 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3116 | - |
dc.description.abstract | Vảy nến là bệnh da mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng, tác động tiêu cực đến thể chất và tâm lý xã hội của người bệnh.1 Bệnh vảy nến chiếm tỷ lệ khoảng 2-3% dân số trên thế giới.2 Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, tuy nhiên thường gặp ở những người có sẵn yếu tố di truyền, miễn dịch, khởi phát dưới tác động yếu tố thuận lợi như chấn thương, nhiễm khuẩn khu trú, stress. Tỷ lệ mắc các bệnh đi kèm cao bao gồm viêm khớp vảy nến, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm ruột cũng như các rối loạn tâm thần, đặc biệt là lo âu và trầm cảm.3 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp của bệnh vảy nến. Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh vảy nến được ước tính từ 19,2% đến 62% theo các nghiên cứu khác nhau.4 Theo Darko Biljan và công sự năm 2009 tỉ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân vảy nến là 19,2%.5 Theo một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Schmitt J và cộng sự (2007) có 32% bệnh nhân trầm cảm.6 Trầm cảm góp phần làm tình trạng bệnh vảy nến tiến triển nặng hơn.7 Trầm cảm ở người bệnh vảy nến ảnh hưởng nhiều đến công việc, chất lượng cuộc sống đặc biệt là tâm lý người bệnh do triệu chứng bệnh biểu hiện chủ yếu là trên da khiến bệnh nhân bị kỳ thị dẫn đến có nhiều phản ứng tiêu cực như xấu hổ, bối rối, tự ti, mặc cảm, thậm chí dẫn đến có ý tưởng và hành vi tự sát. Theo nghiên của Frank H (2019) từ 12 quốc gia châu Âu, có 17,3% bệnh nhân có ý tưởng tự sát.8 Với những hậu quả nghiêm trọng mà trầm cảm gây ra trên bệnh vảy nến, việc phát hiện và điều trị sớm trầm cảm có ý nghĩa quan trọng trong giảm triệu chứng, làm giảm tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tử vong, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác định được một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh vảy nến như tuổi, giới, trình độ học vấn, mức thu nhập, mức độ tổn thương da,9–11…. Tuy nhiên, các kết quả thu được vẫn còn chưa nhất quán. Việc nghiên cứu mối liên quan giữa những đặc điểm đó với rối loạn trầm cảm giúp dự báo tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh vảy nến. Triệu chứng trầm cảm ở người bệnh vảy nến và các yếu tố liên quan đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này còn chưa được chú trọng nên việc chẩn đoán và điều trị còn hạn chế, bệnh nhân được khám hoặc hội chẩn chuyên khoa tâm thần thường muộn. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương” với mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương. 2. Phân tích mối liên quan đến rối loạn trầm cảm ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Đại cương về vảy nến 3 1.1.1 Khái niệm và dịch tễ học 3 1.1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 3 1.1.3 Chẩn đoán bệnh vảy nến 5 1.1.4 Phân loại thể lâm sàng 5 1.1.5 Công cụ đánh giá mức độ bệnh 6 1.1.6 Đánh giá mức độ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống 7 1.1.7 Các phương pháp điều trị 7 1.1.8 Biến chứng 8 1.2 Trầm cảm ở người bệnh vảy nến 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Lịch sử và phân loại 8 1.2.3 Dịch tễ học 9 1.2.4 Cơ chế bệnh sinh rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến 10 1.2.5 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến 15 1.2.6 Chẩn đoán giai đoạn trầm cảm 18 1.2.7 Một số yếu tố liên quan với trầm cảm ở người bệnh vảy nến 19 1.2.8 Điều trị rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến 21 1.3 Các nghiên cứu trầm cảm ở bệnh nhân vảy nến 23 1.3.1 Trên thế giới 23 1.3.2 Tại Việt Nam 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1 Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 24 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 24 2.2 Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24 2.2.2 Cỡ mẫu 24 2.2.3 Cách chọn mẫu 25 2.2.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25 2.2.5 Công cụ nghiên cứu 27 2.2.6 Quy trình nghiên cứu 28 2.3 Phân tích và xử lý số liệu 29 2.4 Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục 30 2.5 Vấn đề đạo đức của đề tài nghiên cứu 30 2.6 Hạn chế của nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 32 3.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu xã hội học 32 3.1.2 Đặc điểm về bệnh vảy nến 34 3.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến 37 3.2.1 Tỷ lệ và mức độ rối loạn trầm cảm theo ICD - 10 37 3.2.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm 38 3.3 Một số yếu tố liên quan với rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân vảy nến 45 3.3.1 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với trầm cảm 45 3.3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế gia đình, mức độ phụ thuộc tài chính với trầm cảm 46 3.3.3 Mối liên quan giữa tính cách và trầm cảm 47 3.3.4 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và trầm cảm 47 3.3.5 Mối liên quan giữa phân bố các thể lâm sàng và trầm cảm 48 3.3.6 Mối liên quan sự kì thị của mọi người và trầm cảm 48 3.3.7 Mối liên quan giữa trầm cảm theo ICD - 10 và DLQI 49 3.3.8 Mối liên quan giữa trầm cảm theo ICD - 10 và PASI 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50 4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 50 4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu xã hội học 50 4.1.2 Đặc điểm về bệnh vảy nến 51 4.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến 54 4.2.1 Tỷ lệ và các mức độ trầm cảm theo ICD-10 54 4.2.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm 55 4.3 Một số yếu tố liên quan với trầm cảm ở người bệnh vảy nến 62 4.3.1 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với trầm cảm 62 4.3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế gia đình, mức độ phụ thuộc tài chính, tính cách và trầm cảm 64 4.3.3 Mối liên quan giữa trầm cảm với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm vảy nến 64 KẾT LUẬN 67 KHUYẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Rối loạn trầm cảm ở vảy nến | vi_VN |
dc.subject | Trầm cảm và vảy nến | vi_VN |
dc.title | Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm điều trị tại bệnh viên Da Liễu Trung Ương | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Pham Ha.15.12.2021_lastver_final_docx (1) - Copy.docx Restricted Access | 815.65 kB | Microsoft Word XML | ||
Pham Ha.15.12.2021_final_docx.pdf Restricted Access | 1.88 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.