Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3109
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Tuấn-
dc.contributor.authorPhạm, Thành Luân-
dc.date.accessioned2021-12-17T01:15:59Z-
dc.date.available2021-12-17T01:15:59Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3109-
dc.description.abstractRối loạn trầm cảm là một vấn đề sức khỏe quan trọng trong cộng đồng. Trầm cảm là một rối loạn phổ biến gây suy giảm chức năng đáng kể của người bệnh và làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho xã hội. Trên thế giới ước tính có khoảng trên 264 triệu người mắc trầm cảm tương đương với 3,4% dân số toàn cầu trong khi đó ở Việt Nam tỷ lệ này là 2,45%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới và là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các tổ chức quốc tế ước tính ở khu vực Đông Nam Á có khoảng 3% đến 5% nam giới trong độ tuổi 15 – 49 thường xuyên quan hệ tình dục đồng giới và khoảng 15% đã từng có trải nghiệm quan hệ tình dục đồng giới ít nhất một lần trong đời. Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là quần thể chịu nhiều tác động của các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo âu. Trầm cảm được coi là vấn đề y tế ưu tiên ở những người nam quan hệ tình dục đồng giới với nam. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, tỷ lệ trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cao hơn so với những người nam dị tính. Trầm cảm, cũng như các vấn đề tâm thần khác được cho thấy là làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu và ma túy ở những người đồng tính nam, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ, và tình trạng nhiễm HIV. Xét về các nguyên nhân tiềm ẩn của trầm cảm ở nhóm nam đồng tính, các vấn đề về mối quan hệ, sự chấp nhận đồng tính của bản thân, các trải nghiệm sự kì thị về đồng tính, phân biệt đối xử và xa lánh cộng đồng đã được báo cáo là những vấn đề cơ bản. Mặc dù những người đồng tính nam tự báo cáo rằng họ đánh giá sức khỏe tâm thần là một trong những mối quan tâm sức khỏe hàng đầu của họ, trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì đây là một quần thể ẩn, khó tiếp cận trong các hoạt động nghiên cứu và can thiệp về sức khỏe. Khi họ có những vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và sử dụng các dịch vụ đánh giá và điều trị sức khỏe tâm thần, các bác sĩ lâm sàng thường không được chuẩn bị trước để đáp ứng các nhu cầu riêng của họ. Những vấn đề sức khỏe tâm thần không được can thiệp có thể dẫn tới các hậu quả tiêu cực như tự sát hay lạm dụng chất như một cách thức đối phó. Các nghiên cứu ở Việt Nam hiện tại về trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới còn rất hạn chế, và tỷ lệ trầm cảm trong nhóm này được báo cáo không đồng nhất. Do đó, việc hiểu biết về thực trạng trầm cảm trong nhóm quần thể này góp phần giúp các bác sĩ lâm sàng, cũng những nhà hoạch định chính sách có những chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khỏe tâm thần trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Việc hiểu biết về những yếu tố liên quan đặc biệt trong nhóm quần thể này có thể giúp đưa ra các chiến lược dự phòng và hỗ trợ có hiệu quả. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng trầm cảm và yếu tố liên quan ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. 2. Phân tích yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm người bệnh trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về quan hệ tình dục đồng giới 3 1.1.1. Các khái niệm 3 1.1.2. Dịch tễ nam quan hệ tình dục đồng giới 4 1.1.3. Phân loại nam đồng tính 5 1.1.4. Quan điểm về đồng tính 6 1.1.5. Nguyên nhân của đồng tính22 7 1.2. Thực trạng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới 10 1.2.1. Tỷ lệ trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới 11 1.2.2 Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới 12 1.2.3. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 16 1.2.4. Một số trắc nghiệm tâm lý đánh giá trầm cảm 18 1.2.5. Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. 19 1.3. Các yếu tố liên quan trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới 21 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trầm cảm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới 25 1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới 25 1.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 29 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 30 2.2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 30 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 32 2.2.5. Xử lý số liệu 34 2.2.6. Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục. 34 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu. 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 36 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm đối tượng nghiên cứu 36 3.1.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh tật 38 3.1.3. Đặc điểm sử dụng chất 39 3.1.4. Đặc điểm sang chấn tâm lý 40 3.1.5. Đặc điểm về quan hệ tình dục 41 3.2. Thực trạng trầm cảm ở người bệnh nam có quan hệ tình dục đồng giới. 42 3.2.1. Tỷ lệ trầm cảm ở đối tượng nam có quan hệ tình dục đồng giới. 42 3.2.2. Mức độ trầm cảm 43 3.2.3. Đặc điểm khởi phát trầm cảm. 43 3.2.4. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo ICD – 10 44 3.2.5. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm theo ICD – 10 46 3.2.6. Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm theo ICD – 10 47 3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh quan hệ tình dục đồng giới nam. 48 3.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu xã hội học với trầm cảm 48 3.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tật với trầm cảm 49 3.3.3. Mối liên quan giữa sử dụng chất với trầm cảm 50 3.3.4. Mối liên quan giữa sang chấn thời tâm lý với trầm cảm 51 3.3.5. Mối liên quan giữa các đặc điểm tình dục với trầm cảm 53 3.3.6. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới theo mô hình hồi quy logistic đa biến 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 56 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhóm nghiên cứu 56 4.1.2. Đặc điểm tiền sử bệnh tật của nhóm nghiên cứu 58 4.1.3. Đặc điểm sử dụng chất của nhóm nghiên cứu 59 4.1.4. Đặc điểm sang chấn tâm lý thơ ấu của nhóm nghiên cứu 60 4.1.5. Đặc điểm căng thẳng tâm lý hiện tại của nhóm nghiên cứu 61 4.1.6. Đặc điểm quan hệ tình dục của nhóm nghiên cứu 61 4.2. Thực trạng trầm cảm trong nhóm nghiên cứu 63 4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm trong nhóm nghiên cứu 63 4.2.2 Mức độ trầm cảm 64 4.2.3. Triệu chứng khởi phát trầm cảm 64 4.2.4. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm 65 4.2.5. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm 68 4.2.6. Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm 71 4.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trong nghiên cứu 72 4.3.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội học 72 4.3.2. Yếu tố tiền sử bệnh tật 73 4.3.3. Yếu tố sử dụng chất 73 4.3.4. Yếu tố sang chấn tâm lý thơ ấu 74 4.3.5. Yếu tố căng thẳng tâm lý hiện tại 75 4.3.6. Yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục 77 KẾT LUẬN 79 KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectMSM, đồng tính, gay, trầm cảm, Hà Nộivi_VN
dc.titleThực trạng trầm cảm và yếu tố liên quan ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nộivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV Luan nop truong.FINAL.doc
  Restricted Access
1.8 MBMicrosoft Word
LV Luan nop truong.FINAL.pdf
  Restricted Access
Luận văn Thạc sĩ1.38 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.