Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3103
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Lân, Hiếu | - |
dc.contributor.author | Hoàng Kim, Quân | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-15T04:24:44Z | - |
dc.date.available | 2021-12-15T04:24:44Z | - |
dc.date.issued | 2021-11-16 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3103 | - |
dc.description.abstract | Mục tiêu: Mô tả kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất không có gờ van động mạch chủ bằng dụng cụ ADOII qua đường ống thông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán thông liên thất không có gờ van động mạch chủ (TLT phần quanh màng lan đến sát van động mạch chủ và thông liên thất dưới đại động mạch) đã được can thiệp bằng dụng cụ ADO II qua đường ống thông tại Viện Tim Mạch Việt Nam từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2021 Kết quả: có tổng số 31 bệnh nhân thông liên thất không có gờ van động mạch chủ (22 BN TLT phần quanh màng không có gờ van ĐMC; 9 BN TLT dưới hai đại động mạch), gồm 20 BN nam và 11 BN nữ. Tuổi trung bình 17,84 (2-46 tuổi), cân nặng trung bình 34,81 kg (10 – 60 kg) đường kính trung bình thông liên thất phía thất phải: 3,65 ± 1,15 mm; đường kính trung bình thông liên thất phía thất trái: 5,00 ± 1,77 mm được can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ ADOII. Tỷ lệ thành công của thủ thuật là 96,77%. Sau can thiệp, áp lực động mạch phổi giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp với p= 0,03. Thời gian theo dõi sau can thiệp trong nghiên cứu là 45,39 ± 31,81 tháng (6-72 tháng). Tại thời điểm 6 tháng sau can thiệp, gần 20% bệnh nhân còn hội chứng gắng sức so với trước can thiệp, sau 60 tháng, không có BN nào trong nghiên cứu của chúng tôi còn triệu chứng khó thở, tức ngực. Tại thời điểm 6 tháng sau can thiệp, có 82,75% bệnh nhân hết shunt tồn lưu, tại thời điểm 60 tháng sau can thiệp, chỉ còn 11,11% bệnh nhân còn shunt tồn lưu rất nhỏ, không ảnh hưởng tới huyết động. Tỷ lệ hở van động mạch chủ, van nhĩ thất trước và sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không có trường hợp nào ghi nhận bloc nhĩ thất, không có trường hợp nào ghi nhận các biến chứng trầm trọng: tràn dịch màng tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hở van tim tiến triển. Không có trường hợp nào di lệch dụng cụ phải xử trí, không có trường hợp nào tử vong trong quá trình theo dõi. Kết luận: Tỷ lệ thành công của phương pháp bít thông liên thất không có gờ van động mạch chủ bằng dụng cụ ADOII qua đường ống thông trong nghiên cứu đạt 96,77%. Tỷ lệ bít kín hoàn toàn đạt 82,75% sau can thiệp 6 tháng và 99,89% sau can thiệp 60 tháng. Không có biến chứng trầm trọng: hở van động mạch chủ, hở van nhĩ thất tiến triển, rối loạn nhịp tim trong thời gian theo dõi 45,39 ± 31,81 tháng (6-72 tháng) Từ khóa: thông liên thất, gờ van động mạch chủ, can thiệp qua đường ống thông. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu, phân loại và sinh lý bệnh của thông liên thất 3 1.1.1. Giải phẫu, phân loại thông liên thất 3 1.1.2. Thông liên thất không có gờ van ĐMC 4 1.1.3. Các đặc điểm hình thái của lỗ thông thích hợp cho can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ 7 1.1.4. Sinh lý bệnh của TLT 8 1.2. Các thể lâm sàng của TLT. 10 1.2.1. Thông liên thất hạn chế 10 1.2.2. Thông liên thất thể hạn chế trung bình 10 1.2.3. Thông liên thất thể không hạn chế 11 1.2.4. Thông liên thất thể không hạn chế có hội chứng Eisenmenger 11 1.3. Siêu âm tim và thông tim hỗ trợ trong chẩn đoán và can thiệp TLT không có gờ van ĐMC 11 1.3.1. Siêu âm tim 11 1.3.2. Thông tim và chụp buồng tim trong chẩn đoán TLT 17 1.4. Tiến triển tự nhiên và các biến chứng của thông liên thất 18 1.4.1. Tiến triển của TLT phần cơ 18 1.4.2. Tiến triển của TLT phần quanh màng 19 1.4.3. Tiến triển của TLT dưới đại động mạch 19 1.4.4. Các biến chứng của TLT 19 1.5. Các phương pháp điều trị TLT 20 1.5.1. Điều trị nội khoa 20 1.5.2. Điều trị ngoại khoa 21 1.6. Tổng quan về điều trị bít TLT bằng dụng cụ qua đường ống thông 22 1.6.1. Chỉ định và chống chỉ định 22 1.6.2. Một số dụng cụ thường được sử dụng trong bít TLT quanh màng và TLT dưới đại động mạch 24 1.6.3. Lựa chọn dụng cụ bít thông liên thất 33 1.6.4. Một số khía cạnh cần lưu ý khi chỉ định bít TLT không có gờ ĐMC bằng dụng cụ hiện có qua đường ống thông 35 1.6.5. Quy trình bít thông liên thất không có gờ van động mạch chủ bằng dụng cụ ADO II qua đường ống thông 36 1.6.6. Các tiêu chí đánh giá thành công về mặt thủ thuật. 40 1.6.7. Một số biến chứng có thể gặp trong và sau thủ thuật 41 1.7. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam và trên thế giới 42 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45 2.1. Đối tượng nghiên cứu 45 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân TLT không có gờ ĐMC 45 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 47 2.2. Phương pháp nghiên cứu 48 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 48 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu 48 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 48 2.3. Sơ đồ nghiên cứu 50 2.4. Các biến số nghiên cứu 51 2.4.1. Các biến số đánh giá trong thời gian nằm viện 51 2.4.2. Các biến số đánh giá trong can thiệp bít TLT không có gờ ĐMC 51 2.4.3. Tiêu chuẩn can thiệp thành công 51 2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá shunt tồn lưu sau can thiệp trên siêu âm tim qua thành ngực và trên thông tim 52 2.4.5. Các biến số đánh giá và theo dõi sau 6 tháng can thiệp bít TLT 52 2.5. Xử lý số liệu 53 2.6. Đạo đức nghiên cứu 53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 54 3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi, giới 54 3.1.2. Một số đặc điểm khác 55 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp 56 3.2. Kết quả tức thời can thiệp bít tlt 61 3.2.1. Tỷ lệ thành công và thất bại 61 3.2.2. Tỷ lệ shunt tồn lưu trên phim chụp mạch ngay sau thủ thuật 62 3.2.3. Kích thước dụng cụ ADO II bít TLT 63 3.2.4. Các thông số huyết động của tim trước và sau can thiệp 64 3.2.5. Biến đổi hở van nhĩ thất và van ĐMC trước và sau can thiệp 64 3.2.6. Các biến chứng sớm của thủ thuật 66 3.3. Kết quả theo dõi ngắn hạn 67 3.3.1. Thay đổi về triệu chứng 67 3.3.2. Biến đổi điện tâm đồ 67 3.3.3. Các thông số trên siêu âm tim 68 3.4. Kết quả theo dõi trung hạn 72 3.4.1. Thời gian theo dõi trung bình 72 3.4.2. Thay đổi về triệu chứng 72 3.4.3. Biến đổi điện tâm đồ 72 3.4.4. Các thông số trên siêu âm tim 73 3.4.5. Biến chứng ghi nhận trong quá trình theo dõi 77 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 78 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 78 4.1.1. Bàn luận về đặc điểm tuổi và giới và cân nặng của đối tượng nghiên cứu 78 4.1.2. Bàn luận về triệu chứng lâm sàng 80 4.1.3. Bàn luận về đặc điểm xét nghiệm điện tâm đồ và Xquang tim phổi 80 4.1.4. Bàn luận về các đặc điểm trên siêu âm tim 80 4.1.5. Bàn luận về mối liên quan giữa lỗ TLT trên thông tim và dụng cụ bít 83 4.1.6. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu 84 4.2. Bàn luận về kết quả tức thời can thiệp bít tlt 85 4.2.1. Bàn luận về kĩ thuật bít TLT bằng dụng cụ ADO II 85 4.2.2. Bàn về tỉ lệ thành công của thủ thuật 87 4.2.3. Bàn luận về shunt tồn lưu sau bít TLT không có gờ ĐMC 90 4.2.4. Bàn luận thông số huyết động sau bít TLT không có gờ ĐMC 91 4.2.5. Bàn luận về biến đổi van nhĩ thất và van ĐMC trước và sau bít TLT không có gờ ĐMC 91 4.2.6. Bàn luận về biến chứng trong thời gian nằm viện 92 4.3. Bàn luận về kết quả ngắn hạn sau can thiệp bít thông liên thất 93 4.3.1. Tỉ lệ shunt tồn lưu 93 4.3.2. Các thông số huyết động của tim trước và sau can thiệp 1 tháng- 3 tháng 93 4.4. Bàn luận về kết quả can thiệp bít tlt sau 6 tháng và 60 THÁNG 93 4.4.1. Bàn luận về shunt tồn lưu qua thời gian theo dõi 93 4.4.2. Bàn luận về biến đổi van nhĩ thất và van ĐMC qua thời gian theo dõi sau bít TLT không có gờ ĐMC 94 4.4.3. Bàn luận về biến chứng muộn trong thời gian theo dõi 95 KẾT LUẬN 97 KIẾN NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Tim mạch | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | KẾT QUẢ TỨC THỜI VÀ TRUNG HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP BÍT THÔNG LIÊN THẤT KHÔNG CÓ GỜ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ BẰNG DỤNG CỤ ADO II QUA ĐƯỜNG ỐNG THÔNG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021NThoangkimQUANpdf.doc Restricted Access | 8.19 MB | Microsoft Word | ||
2021NThoangkimQUANpdf.pdf Restricted Access | 1.95 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.