Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3092
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Huy Hiền Hào-
dc.contributor.authorNguyễn, Mai Thư-
dc.date.accessioned2021-12-15T04:00:38Z-
dc.date.available2021-12-15T04:00:38Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3092-
dc.description.abstractĐẶT VẤN ĐỀ Viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân thường găp nhất khiến phụ nữ phải đi khám phụ khoa. Ước tính, khoảng 75 % phụ nữ bị viêm âm hộ- âm đạo do nấm ít nhất một lần trong đời 1. Khoảng 45% phụ nữ bị mắc từ 2 lần trở lên 2. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm Trichomonas ở âm đạo là 1,4 % 3. Viêm âm đạo do nhiều căn nguyên nhưng căn nguyên vi khuẩn khá phổ biến trên thế giới. Viêm âm đạo cần được đặc biệt chú ý ở phụ nữ mang thai vì nó đã được chứng minh liên quan đến sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, nhiễm trùng sơ sinh…Trong đó, đẻ non là một vấn đề lớn trong sản khoa và sơ sinh vì làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật cho trẻ sơ sinh, để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội 4, 5, 6,7. Trong thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của nội tiết, đường sinh dục dưới của thai phụ có sự thay đổi về giải phẫu và sinh lý, đặc biệt pH âm đạo giảm xuống 3,5-4,5 góp phần ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn nhưng cũng là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida albicans8, 9, 10, 11. Viêm âm đạo phát hiện tương đối đơn giản và có thể điều trị khỏi. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai sẽ giảm đáng kể các tai biến trong thai kỳ và tình trạng sơ sinh4, 5, 6. Nhiều phụ nữ khi có thai mắc bệnh viêm âm đạo có thể không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ có triệu chứng nghèo nàn là ra khí hư12,13,14 .Mặt khác nhiều phụ nữ mang thai có những quan niệm sai lầm ngại khám và điều trị vì sợ sảy thai hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nên thường không điều trị hoặc điều trị không triệt để. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện vệ sinh còn chưa cao, nằm và ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ vi sinh vật rất phát triển nên tỷ lệ viêm âm đạo ở thời kỳ mang thai của phụ nữ còn cao4, 5, 6, 7. Ngoài ra, tình trạng mang thai với sự gia tăng các nội tiết tố estrogen và progesterone trong thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ viêm âm đạo. Việc điều trị là cần thiết15. Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm lớn đặc biệt là khám và quản lý thai nghén ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình khám và quản lý thai hầu hết chú trọng việc khám để phát hiện bệnh lý nội khoa của người mẹ và tình trạng thai nhi chứ chưa quan tâm nhiều đến tình trạng viêm âm đạo ở thai phụ, làm gia tăng tỷ lệ biến chứng cho mẹ và sơ sinh. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện bà mẹ trong thai kỳ và giảm đáng kể các tai biến sản khoa chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân viêm âm đạo ở thai phụ đến khám tại Bệnh Viện Phụ sản Trung ương năm 2020-2021” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các thai phụ bị viêm âm đạo đến khám tại Bv phụ sản TW. 2. Xác định một số nguyên nhân gây viêm âm đạo ở thai phụ đến khám tại Bv phụ sản TW.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý học âm hộ, âm đạo và cổ tử cung 3 1.1.1. Giải phẫu 3 1.1.2. Sinh lý học 4 1.1.3. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn sinh dục. 6 1.2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý của âm đạo, cổ tử cung trong thời kỳ thai nghén 7 1.2.1. Thay đổi về giải phẫu 7 1.2.2. Thay đổi về sinh lý 8 1.2.3. Thay đổi về nội tiết 8 1.3. Các căn nguyên vi sinh vật gây viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ có thai. 9 1.3.1. Viêm âm đạo do nấm Candida. 9 1.3.2. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis. 13 1.3.3. Viêm âm đạo do Bacterial vaginosis. 14 1.3.4. Viêm âm đạo do Chlamydia trachomatis. 20 1.3.5. Viêm âm đạo do vi khuẩn ưa khí 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 31 2.2. Đối tượng nghiên cứu 31 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 31 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 31 2.3.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. 32 2.3.4. Phương tiện nghiên cứu 35 2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 35 2.4.1. Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu 35 2.4.2. Khám lâm sàng 35 2.4.3. Phương pháp cận lâm sàng 36 2.5. Sơ đồ nghiên cứu. 39 2.6. Phương pháp xử lý số liệu. 40 2.7. Đạo đức nghiên cứu. 40 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu. 41 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 41 3.1.2. Nơi ở của bệnh nhân 42 3.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. 42 3.1.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 43 3.1.5. Tiền sử áp dụng các biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu. 43 3.1.6. Tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu. 44 3.1.7. Tiền sử nạo, hút thai của đối tượng nghiên cứu. 44 3.1.8. Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới. 45 3.1.9. Tuổi thai của đối tượng nghiên cứu. 45 3.1.10. Thói quen vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu 46 3.2. Đặc điểm lâm sàng. 46 3.2.1. Triệu chứng cơ năng của thai phụ khi đến khám. 46 3.2.2. Triệu chứng thực thể của thai phụ đến khám. 47 3.3. Kết quả xét nghiệm. 48 3.3.1. Kết quả soi tươi 48 3.3.2. Kết quả xét nghiệm nhuộm soi 49 3.3.3. Kết quả Test Sniff. 49 3.4. Chẩn đoán lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. 50 3.4.1. Chẩn đoán một số căn nguyên gây viêm âm đạo của đối tượng nghiên cứu. 50 3.4.2. Tỷ lệ phối hợp các nguyên nhân gây bệnh 51 3.5. Liên quan giữa các yếu tố về thói quen sinh hoạt, tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới, tuổi thai với tình trạng viêm âm đạo. 52 Chương 4: BÀN LUẬN 54 4.1. Bàn về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 54 4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu. 54 4.1.2. Nơi ở của đối tượng nghiên cứu 54 4.1.3. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. 54 4.1.4. Tiền sử sản khoa, tiền sử áp dụng các biện pháp tránh thai và tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu. 55 4.1.5. Tuổi thai của đối tượng nghiên cứu. 55 4.2. Về đặc điểm lâm sàng của viêm âm đạo trên phụ nữ có thai. 56 4.2.1. Về triệu chứng cơ năng của thai phụ đến khám. 56 4.2.2. Về triệu chứng thực thể của thai phụ đến khám. 57 4.3. Kết quả cận lâm sàng. 58 4.3.1. Kết quả soi tươi. 58 4.3.2. Kết quả nhuộm soi. 59 4.4. Chẩn đoán lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. 60 4.4.1.Chẩn đoán một số căn nguyên gây viêm âm đạo của đối tượng nghiên cứu. 60 4.4.2. Tỷ lệ phối hợp các tác nhân gây bệnh. 61 4.5. Liên quan giữa các yếu tố về thói quen sinh hoạt, tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới, tuổi thai với tình trạng viêm âm đạo. 62 4.5.1. Các yếu tố liên quan đến tình trạng viêm âm đạo do nấm candida ở các thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW. 62 4.5.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng viêm âm đạo do BV ở thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW. 63 KẾT LUẬN 66 KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectviêm âm đạovi_VN
dc.subjectbệnh viện phụ sản trung ươngvi_VN
dc.subjectthai phụvi_VN
dc.subjectnguyễn mai thưvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VIÊM ÂM ĐẠO Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020-2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đề tài Nguyễn Mai Thư_ bản chuẩn.doc
  Restricted Access
1.26 MBMicrosoft Word
Đề tài Nguyễn Mai Thư_ bản chuẩn (1).docx
  Restricted Access
613.47 kBMicrosoft Word XML
Đề tài Nguyễn Mai Thư_ bản chuẩn (1).pdf
  Restricted Access
1.21 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.