Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3089
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Kim, Thư-
dc.contributor.authorLê Viết, Nghĩa-
dc.date.accessioned2021-12-15T03:57:58Z-
dc.date.available2021-12-15T03:57:58Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3089-
dc.description.abstractWhitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (B. pseudomallei) gây nên. B. pseudomallei, một vi khuẩn gram âm, tồn tại trong môi trường tự nhiên (được tìm thấy trong đất và nước bẩn) là một vấn đề y tế nổi trội tại các khu vực lưu hành bệnh đặc biệt ở Bắc Australia và Đông Nam Á.1 Bệnh cảnh nhiễm trùng do B. pseudomallei có thể có thời gian ủ bệnh kéo dài; diễn biến cấp tính, bán cấp hay mạn tính với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng gây chậm trễ trong chẩn đoán xác định và điều trị.2,3 Theo Limmathurotsakul và cộng sự về nghiên cứu dự báo phân phối toàn cầu của bệnh Melioidosis, ước tính phân bố tại 45 quốc gia với 165000 người mắc mỗi năm trên toàn thế giới và 89000 người tử vong. Tỷ lệ tử vong dự đoán do bệnh melioidosis tương đương với bệnh sởi (95.600 người mỗi năm) và cao hơn so với bệnh leptospirosis (50.000 người mỗi năm) và sốt xuất huyết (12.500 người mỗi năm), là những bệnh được coi là ưu tiên cao bởi nhiều Tổ chức Y tế trên thế giới.1 Tỷ lệ tử vong đối với bệnh melioidosis dao động từ 14% đến 40%, và có thể cao tới 80% nếu không sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả. Ở các tỉnh đông bắc Thái Lan, bệnh melioidosis chiếm 20% trong tất cả các bệnh nhiễm trùng huyết mắc phải tại cộng đồng và gây tử vong ở 40% bệnh nhân được điều trị.4 Hiện nay, ceftazidim và carbapenem là những kháng sinh đầu tay trong điều trị, tuy nhiên đã có báo cáo về các trường hợp kháng với những kháng sinh này.5 Việt Nam cùng nằm trong vùng dịch tễ của bệnh với trường hợp nhiễm bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại Thủ Đức (Sài Gòn) vào năm 1925.6 Trước đây cho rằng B. pseudomallei ít có vai trò gây bệnh, tuy nhiên trong vài năm gần đây được quan tâm nhiều và còn là một trong những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tại cộng đồng đáng chú ý tại các tỉnh Bắc Trung Bộ ở Việt Nam với nhiều trường hợp tử vong. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy về bệnh Melioidosis tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Quân Y 103 từ năm 2013 - 2017, tỷ lệ tử vong ở mức cao là 30,8%.7 Xuất phát từ tỉ lệ tử vong cao và tỉ lệ kháng kháng sinh cao hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị và theo dõi tính nhạy cảm kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm trùng do Burkholderia pseudomallei tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 2016 - 2021” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương từ 2016 – 2021. 2. Đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Lịch sử bệnh melioidosis 3 1.2. Dịch tễ học 5 1.3. Một số đặc điểm về vi khuẩn B. pseudomallei 7 1.3.1. Đặc điểm vi khuẩn học và hình thể 7 1.3.2. Tính chất nuôi cấy 8 1.3.3. Cơ chế bệnh sinh 11 1.3.4. Yếu tố thuận lợi 14 1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị nhiễm trùng do B. pseudomallei 14 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 15 1.4.2. Xét nghiệm cận lâm sàng 20 1.4.3. Điều trị nhiễm trùng do B. pseudomallei và tính kháng kháng sinh 26 1.5. Một số nghiên cứu về nhiễm trùng do B. pseudomallei trên thế giới và Việt Nam 29 1.5.1. Trên thế giới 29 1.5.2. Tại Việt Nam 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 31 2.2.2. Thời gian nghiên cứu. 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu 32 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.3.2. Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu 32 2.3.3. Quy trình nghiên cứu 32 2.3.4. Các nội dung và chỉ số nghiên cứu 34 2.3.5. Một số định nghĩa, tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu. 36 2.3.6. Các định nghĩa về thay đổi giá trị xét nghiệm trong nghiên cứu 38 2.3.7. Kháng sinh đồ 40 2.4. Nhập, quản lý và xử lý số liệu 43 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 44 2.6. Hạn chế của nghiên cứu 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei 45 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 45 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng nhiễm trùng do B. pseudomallei 49 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng nhiễm trùng do B. pseudomallei 54 3.2. Tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị nhiễm trùng do B. pseudomallei 59 3.2.1. Tính nhạy cảm kháng sinh 59 3.2.2. Kết quả điều trị nhiễm trùng do B. pseudomallei 60 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei 65 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 65 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei 68 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei 72 4.2. Tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm trùng do B. pseudomallei 77 KẾT LUẬN 81 KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectBurkholderia pseudomalleivi_VN
dc.subjectMelioidosisvi_VN
dc.titleĐặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm trùng do Burkholderia pseudomallei tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 2016 - 2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTlevietnghia.docx
  Restricted Access
5.98 MBMicrosoft Word XML
2021NTlevietnghia.pdf
  Restricted Access
2.7 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.