Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3084
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorKhổng, Nam Hương-
dc.contributor.authorHà, Thị Hưởng-
dc.date.accessioned2021-12-15T03:48:20Z-
dc.date.available2021-12-15T03:48:20Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3084-
dc.description.abstractTổng quan: Việc phân loại và đánh giá nguy cơ của bệnh nhân suy tim từ trước đến nay chủ yếu dựa vào các thông số đánh giá hình thái và chức năng thất trái. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rối loạn chức năng thất phải cũng là yếu tố quan trọng, một trong những yếu tố tiên lượng, và có liên quan đến những kết cục xấu hơn ở bệnh nhân suy tim. Phương pháp: 119 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện được đưa vào nghiên cứu, theo dõi đánh giá trong thời gian nằm viện và sau ra viện 3 - 6 tháng. Kết quả: Có tổng số 119 bệnh nhân (33.6% nữ), tuổi trung bình: 63,3 ± 15,6. Trong đó có 57,1% bệnh nhân có suy chức năng tâm thu thất phải, 80% bệnh nhân có suy chức năng tâm trương thất phải và 46.2% bệnh nhân có suy cả chức năng tâm thu và tâm trương thất phải. Trong thời gian theo dõi, có 20 bệnh nhân tử vong(16.8%), 30 bệnh nhân (25.2%) tái nhập viện vì suy tim. Đường cong Kaplan - Meier cho thấy tỉ lệ sống còn ở nhóm suy chức năng tâm thu thất phải thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không có suy chức năng tâm thu thất phải. Phân tích hồi quy COX đa biến cho thấy chức năng tâm thu thất phải ( HR 2.133, 95% CI 1.142 - 3.985) là một yếu tố tiên lượng độc lập biến cố tử vong, tái nhập viện trong vòng 3- 6 tháng. Kết luận: Chức năng tâm thu thất phải là một yếu tố tiên lượng độc lập trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm phải vào viện.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về suy tim 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim 3 1.1.2. Dịch tễ học suy tim 3 1.1.3. Phân loại suy tim 4 1.1.4. Chẩn đoán suy tim 6 1.1.5. Một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân suy tim. 8 1.2. Chức năng thất phải 10 1.2.1. Giải phẫu thất phải 10 1.2.2. Sinh lý thất phải 11 1.2.3. Rối loạn chức năng thất phải trong suy tim trái 14 1.3. Siêu âm đánh giá chức năng thất phải 15 1.3.1. Cửa sổ Doppler và hình ảnh cơ bản 16 1.3.2. Đánh giá hình thái thất phải 20 1.3.3. Các chỉ số siêu âm đánh giá chức năng thất phải 22 1.4. Một số nghiên cứu về chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim. 30 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới. 30 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 32 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu 35 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 35 2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu. 35 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. 35 2.3.4. Các thông số dùng trong nghiên cứu. 36 2.3.5. Phương pháp làm siêu âm tim 37 2.3.6. Xử lý số liệu 44 2.3.7. Đạo đức nghiên cứu 45 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 47 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 47 3.1.2. Đặc điểm về lâm sàng 53 3.1.3. Đặc điểm về cận lâm sàng 53 3.1.4. Đặc điểm siêu âm tim của nhóm nghiên cứu 54 3.2. Chức năng thất phải ở nhóm suy tim EF < 40% 54 3.2.1. Đặc điểm kích thước và chức năng thất phải trên siêu âm tim ở nhóm nghiên cứu 55 3.2.2. Tỉ lệ giãn thất phải ở nhóm BN nghiên cứu 56 3.2.3. Tỷ lệ có suy chức năng tâm thu thất phải ở nhóm EF < 40% 56 3.2.4. Tỷ lệ suy chức năng tâm trương thất phải ở nhóm suy tim 57 3.2.5. Tỷ lệ có suy cả chức năng tâm thu và tâm trương thất phải ở nhóm suy tim 57 3.2.6. So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm BN tử vong và không tử vong tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. 59 3.2.7. So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm BN có và không có biến cố gộp tái nhập viện và tử vong tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. 61 3.2.8. Tỉ lệ xuất hiện biến cố gộp và tử vong chung theo chức năng thất phải tại thời điểm nghiên cứu 64 3.2.9. Biểu đồ đường cong sống còn Kaplan - Meier . 66 3.2.10. Mô hình hồi quy đơn biến của một sô chỉ số chức năng thất phải và một số yếu tố tiên lượng khác với biến cố gộp, tử vong chung ở BN suy tim EF giảm. 70 Chương 4: BÀN LUẬN 75 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 75 4.2. Đặc điểm về chức năng thất phải của nhóm đối tượng nghiên cứu. 80 4.3. Bàn luận về chức năng thất phải và các yếu tố khác tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. 86 KẾT LUẬN 95 KIẾN NGHỊ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectsuy timvi_VN
dc.subjectthất phảivi_VN
dc.titleNghiên cứu giá trị tiên lượng của một số chỉ số chức năng thất phải trên siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm.vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021ThsHaThiHuong.docx
  Restricted Access
7.48 MBMicrosoft Word XML
2021ThsHaThiHuong.pdf
  Restricted Access
2.76 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.