![](/image/BANNERYHANOI.png)
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3080
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Ngô Văn, Toàn | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Văn, Thưởng | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-15T03:39:39Z | - |
dc.date.available | 2021-12-15T03:39:39Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3080 | - |
dc.description.abstract | Gãy thân xương đùi trẻ em là gãy trong đoạn giới hạn từ dưới mấu chuyển lớn xương đùi 3 cm đến trên sụn tiếp hợp đầu dưới xương đùi 3 cm. Gãy thân xương đùi là loại gãy xương phổ biến, chiếm khoảng 2% tổng số gãy xương ở trẻ em. Những tổn thương này đòi hỏi phải nhập viện điều trị, tạo ra khuyết tật ngắn hạn đáng kể với căng thẳng tâm sinh lý tới cả bệnh nhân và gia đình. Phần lớn những gãy xương này ở trẻ lớn nguyên nhân là do chấn thương năng lượng cao như tai nạn giao thông và ngã cao. Chẩn đoán gãy kín thân xương đùi trẻ em dễ trong trường hợp gãy di lệch hoàn toàn bằng lâm sàng, trừ trường hợp gãy cành tươi (gãy không hoàn toàn) phải nhờ vào X quang. Điều trị những tổn thương này phụ thuộc chính vào tuổi, cân nặng, vị trí gãy, hình thái gãy và các tổn thương phối hợp. Có rất ít sự tranh cãi liên quan đến phương pháp điều trị ở trẻ em dưới 5 tuổi và trên 15 tuổi. Gãy thân xương đùi ở trẻ dưới 5 tuổi được điều trị bảo tồn bằng nắn bó bột thì đầu hoặc kéo qua da sau đó bó bột cho kết quả tốt. Gãy thân xương đùi ở trẻ lớn hơn 15 tuổi được điều trị phẫu thuật bằng đinh nội tủy có chốt như người lớn. Trẻ trong nhóm tuổi từ 5 - 15 tuổi có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau bao gồm bảo tồn hoặc phẫu thuật. Điều trị bảo tồn giống như trẻ dưới 5 tuổi. Điều trị phẫu thuật gồm: đóng đinh nội tủy mềm dẻo, nẹp vít. Ngày nay gãy thân xương đùi trong nhóm tuổi này có xu hướng điều trị phẫu thuật hơn là bảo tồn. Điều trị bảo tồn với kéo nắn và bó bột dẫn đến việc nằm bất động kéo dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, tăng thời gian nằm viện, biến chứng cứng khớp gối, liền lệch,... Điều trị phẫu thuật có ưu điểm là nắn chỉnh ổ gãy về giải phẫu tốt hơn, cố định vững chắc, vận động sớm, giảm thời gian nằm viện, ít ảnh hưởng đến đời sống xã hội, sớm đi học trở lại. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đặc điểm hệ xương trẻ em. 3 1.1.1. Cấu tạo, tăng trưởng và phát tiển 3 1.1.2. Đặc điểm gãy xương trẻ em 5 1.1.3. Sinh lý liền xương ở trẻ em 6 1.2. Đặc điểm xương đùi trẻ em. 9 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu. 9 1.2.2. Đặc điểm sự phát triển xương đùi trẻ em. 14 1.3. Giải phẫu bệnh của gãy kín thân xương đùi trẻ em 16 1.3.1. Tổn thương xương 16 1.3.2. Tổn thương phần mềm 18 1.4. Phân loại gãy thân xương đùi trẻ em. 19 1.5. Chẩn đoán gãy kín thân xương đùi trẻ em 20 1.6. Điều trị gãy kín thân xương đùi trẻ em. 21 1.6.1. Các phương pháp điều trị bảo tồn 22 1.6.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 33 2.3. Biến số nghiên cứu. 33 2.3.1. Đặc điểm chung 33 2.3.2. Lâm sàng và X quang 33 2.3.3. Điều trị 33 2.3.4. Kết quả điều trị 34 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá phân loại kết quả. 34 2.4.1. Đánh giá kết quả gần 34 2.4.2. Đánh giá kết quả xa 35 2.5. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu. 39 2.5.1. Nhóm hồi cứu 39 2.5.2. Nhóm tiến cứu 39 2.6. Quy trình phẫu thuật trong nghiên cứu. 39 2.6.1. Kỹ thuật mổ kết hợp xương bằng đóng đinh nội tủy 39 2.6.2. Kỹ thuật mổ kết hợp xương bằng nẹp vít 40 2.7. Xử lý và phân tích số liệu. 42 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu. 43 3.1.1. Tuổi 43 3.1.2. Giới 44 3.1.3. Nguyên nhân chấn thương 44 3.2. Đặc điểm lâm sàng và XQ. 46 3.2.1. Phân bố chân gãy 46 3.2.2. Biến dạng chi gãy 47 3.2.3. Tình trạng phần mềm 47 3.2.4. Triệu chứng đau, cử động bất thường và lạo xạo xương gãy 48 3.2.5. Các tổn thương phối hợp 48 3.2.6. Vị trí gãy xương 48 3.2.7. Hình thái gãy xương. 49 3.3. Đặc điểm điều trị. 49 3.3.1. Thời gian từ khi gãy xương đến khi mổ kết hợp xương 49 3.3.2. Điều trị bảo tồn trước mổ 50 3.3.3. Phương tiện kết hợp xương 50 3.3.4. Bất động sau mổ 52 3.4. Kết quả điều trị 54 3.4.1. Kết quả gần 54 3.4.2. Kết quả xa 55 Chương 4: BÀN LUẬN 60 4.1. Đặc điểm lâm sàng và XQ. 60 4.1.1. Các đặc điểm chung. 60 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng. 63 4.1.3. Đặc điểm XQ. 65 4.1.4. Đặc điểm điều trị. 66 4.2. Bàn luận về kết quả điều trị. 70 4.2.1. Kết quả gần 70 4.2.2. Kết quả xa 73 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Gãy xương đùi | vi_VN |
dc.subject | Trẻ em | vi_VN |
dc.subject | Chấn thương chỉnh hình | vi_VN |
dc.subject | Ngoại khoa | vi_VN |
dc.title | NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG ĐÙI TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THSnguyenvanthuong.docx Restricted Access | 2.65 MB | Microsoft Word XML | ||
2021THSnguyenvanthuong.pdf Restricted Access | 2.12 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.