Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3057
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Cao Minh, Châu | - |
dc.contributor.author | Đoàn Ngân, Hoa | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-13T08:13:11Z | - |
dc.date.available | 2021-12-13T08:13:11Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3057 | - |
dc.description.abstract | Đặt vấn đề: Thay khớp háng toàn bộ trên bệnh nhân gãy cổ xương đùi là một trong những phẫu thuật phổ biến hiện nay. Sau phẫu thuật, phục hồi chức năng đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp bệnh nhân giảm phù nề, giảm đau, tránh được các biến chứng, sớm lấy lại tầm vận động và chức năng của chi thể từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phục hồi chức năng ở bệnh nhân sau mổ thay khớp háng toàn bộ do chấn thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành đánh giá trên 43 bệnh nhân gãy cổ xương đùi do chấn thương được thay khớp háng toàn bộ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong năm 2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 63.67 ± 1.332 (năm); giới nam chiếm 30.2% và nữ chiếm 69.8%. Đa số các đối tượng nghiên cứu có gãy cổ xương đùi phân dộ Garden III (46.5%). Bệnh nhân hầu như ở mức độ đau rất ít hoặc không đau ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật. Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật 3 tháng đạt kết quả tốt và rất tốt, sự khác biệt về điểm Harris của các bệnh nhân giữa các thời điểm có ý nghĩa thống kê với p=0.00 <0.01 với độ tin cậy 99%. Kết luận: Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngay sau mổ thay khớp háng toàn bộ do chấn thương giúp bệnh nhân đạt được chức năng khớp háng tốt hoặc rất tốt sau thời gian nghiên cứu là 3 tháng. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của khớp háng 3 1.1.1. Ổ cối 3 1.1.2. Chỏm xương đùi 4 1.1.3. Cổ xương đùi 4 1.1.4. Mạch máu nuôi 6 1.1.5. Hệ thống nối khớp 7 1.1.6. Bao khớp hoạt dịch 8 1.1.7. Chức năng của khớp háng 8 1.2. Bệnh gãy cổ xương đùi 10 1.2.1. Chẩn đoán bệnh gãy cổ xương đùi 10 1.2.2. Điều trị gãy cổ xương đùi 13 1.3. Phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ 13 1.3.1. Vài nét về thay khớp háng 13 1.3.2. Cấu tạo của khớp háng nhân tạo 14 1.3.3. Xi măng trong khớp háng nhân tạo 16 1.3.4. Các biến chứng sau mổ thay khớp háng nhân tạo: 17 1.4. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ 18 1.5. Tình hình nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần và phục hồi chức năng sau mổ trên thế giới và Việt Nam. 21 1.5.1. Trên thế giới 21 1.5.2. Việt Nam 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 25 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 25 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu 26 2.2.5. Các bước tiến hành 26 2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu 38 2.3. Các biến số nghiên cứu: 39 2.4. Xử lý số liệu 41 2.5. Đạo đức nghiên cứu 41 Chương 3: KẾT QUẢ 42 3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 42 3.1.1. Tuổi 42 3.1.2. Giới 43 3.1.3. Chỉ số khối BMI 43 3.1.4. Phân loại Garden 44 3.1.5. Các bệnh nội khoa và gãy cổ xương đùi 45 3.1.6. Chất lượng xương theo phân độ Signh của nhóm đối tượng nghiên cứu 45 3.2. Kết quả phục hồi chức năng khớp háng 46 3.2.1. Mức độ đau của nhóm đối tượng nghiên cứu 46 3.2.2. Hỗ trợ đi bộ ở nhóm nghiên cứu 47 3.2.3. Khoảng cách khi đi bộ của nhóm nghiên cứu 48 3.2.4. Biến dạng khớp 49 3.2.5. Khả năng vận động khớp háng sau mổ 49 3.2.6. Điểm Harris của các đối tượng nghiên cứu 50 3.2.7. Kết quả đánh giá theo thang điểm Harris 52 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chức năng khớp háng sau mổ 54 3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi và chức năng khớp háng sau mổ 54 3.3.2. Mối liên quan giữa giới và chức năng khớp háng sau mổ 54 3.3.3. Mối liên quan giữa BMI và chức năng khớp háng sau mổ 55 3.3.4. Mối liên quan giữa chất lượng xương và chức năng khớp háng sau mổ 55 3.3.5. Mối liên quan giữa phân loại gãy và chức năng khớp háng sau mổ 56 Chương 4: BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 57 4.1.1. Tuổi 57 4.1.2. Giới 58 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác 58 4.2. Kết quả phục hồi chức năng khớp háng 60 4.2.1. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu 60 4.2.2. Khả năng đi bộ và vận động ở nhóm nghiên cứu 61 4.2.3. Chức năng khớp háng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 63 4.3. Mối liên quan của một số yếu tố với chức năng khớp háng sau mổ 65 4.3.1 Mối liên quan giữa tuổi và chức năng khớp háng sau mổ 65 4.3.2. Mối liên quan giữa giới và chức năng khớp háng sau mổ 66 4.3.3. Mối liên quan giữa BMI và chức năng khớp háng sau mổ 67 4.3.4. Mối liên quan giữa chất lượng xương và chức năng khớp háng sau mổ 69 4.3.5. Mối liên quan giữa phân độ Garden và chức năng khớp háng sau mổ 70 KẾT LUẬN 71 KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Phục hồi chức năng | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ do chấn thương | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021NTdoannganhoa.docx Restricted Access | 1.29 MB | Microsoft Word XML | ||
2021NTdoannganhoa.pdf Restricted Access | 1.6 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.