Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3043
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐàm, Văn Việt-
dc.contributor.authorPhạm, Thu Hằng-
dc.date.accessioned2021-12-13T07:38:50Z-
dc.date.available2021-12-13T07:38:50Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3043-
dc.description.abstractTrong những thập kỷ gần đây, cấy ghép implant nha khoa đã trở thành một trong những chuyên ngành phát triển nhanh nhất, với những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật vào y học, ngành răng hàm mặt đã có những bước tiến đột phá trong phục hình mất răng. Phục hình răng giả cố định tối ưu là sử dụng phương pháp cấy ghép implant nha khoa. Implant là một trụ nhỏ bằng titanium được xử lý bề mặt và cấy vào trong xương hàm, trên đó gắn chụp răng bằng sứ giống như răng thật. Cấy ghép implant giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai, có tính thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, ngăn chặn sự tiêu xương hàm, ổn định khớp cắn, bảo vệ sự toàn vẹn của các răng còn lại, nhờ đó chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện. Trải qua nhiều thập kỷ từ khi ra đời, nhờ có các nghiên cứu thực nghiệm cũng như ứng dụng lâm sàng, ngày nay việc thiết kế hình dạng, kết nối, xử lý bề mặt, vật liệu ghép và đặc biệt là sự đa dạng của phục hình trên implant đã có những tiến bộ vượt bậc. Chính vì những lý do trên, cấy ghép implant đang là sự lựa chọn đáng tin cậy để phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của bệnh nhân. Một trong những yếu tố quan trọng để cấy ghép implant là thể tích xương đầy đủ và mật độ xương tốt nhằm đảm bảo cho implant thành công về cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Xương hàm trên là xương xốp, đặc biệt vùng xương ổ răng phía sau thường có mật độ kém nhất trên xương hàm, vì thế sau khi mất răng thường gây tiêu xương nhiều, hơn nữa đặc điểm giải phẫu phía sau hàm trên liên quan đến cấu trúc xoang hàm, vì vậy ở vùng này hiện tượng thiếu chiều cao xương là thường gặp và gây rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ trong thực hành cấy ghép implant nha khoa. Đối mặt với những khó khăn, thách thức ở vùng giải phẫu liên quan xoang hàm, phương pháp ghép xương nâng xoang đã ngày càng được hoàn thiện hơn trên cả phương diện kỹ thuật, trang thiết bị và vật liệu ghép… Nhiều hội nghị quốc tế có chuyên đề riêng biệt về lĩnh vực này đã thu hút được các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới trình bày với những kết quả nghiên cứu thuyết phục trên cả khía cạnh lâm sàng và thực nghiệm. Xuất phát từ những tình huống trên lâm sàng và nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả cấy implant tức thì trên bệnh nhân nâng xoang hở mặt bên có ghép xương" với hai mục tiêu sau: 1. Xây dựng qui trình cấy implant tức thì trên bệnh nhân nâng xoang hở mặt bên có ghép xương. 2. Mô tả kết quả cấy implant nha khoa ở nhóm bệnh nhân trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu liên quan trong cấy ghép implant nha khoa ở hàm trên. 3 1.1.1. Xương hàm trên 3 1.1.2. Mạch máu và thần kinh 6 1.1.3. Niêm mạc 9 1.2. Sự thay đổi của sống hàm sau khi mất răng 10 1.2.1. Quá trình liền thương trong xương ổ răng 10 1.2.2. Quá trình liền thương ngoài xương ổ răng. 11 1.2.3. Những thay đổi hình thể sống hàm sau mất răng 11 1.2.4. Một số phân loại thể tích và chất lượng xương sau khi mất răng 13 1.3. Tích hợp xương 20 1.4. Vật liệu ghép xương 21 1.4.1. Xương tự thân 22 1.4.2. Xương đồng loại 22 1.4.3. Xương dị loại 23 1.4.4. Xương tổng hợp 23 1.5. Màng sinh học 24 1.6. Diễn biến mô học của quá trình ghép xương 27 1.7. Kỹ thuật ghép xương và kỹ thuật nâng xoang 28 1.7.1. Kỹ thuật ghép xương 28 1.7.2. Kỹ thuật nâng xoang 29 1.8. Một số biến chứng và cách xử trí 33 1.8.1. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 33 1.8.2. Biến chứng sau khi phục hình 36 1.9. Tỉ lệ thành công của implant nha khoa 37 1.10. Quy trình phẫu thuật nâng xoang hở: 38 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 42 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 42 2.3. Phương pháp nghiên cứu 43 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43 2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu 43 2.3.3. Quy trình dự kiến áp dụng trong nghiên cứu: 43 2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu. 44 2.4.1. Hệ thống implant Dentium 45 2.4.2. Vật liệu ghép xương 45 2.4.3. Máy khoan implant 46 2.4.4. Máy Piezotome 47 2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 47 2.5.1. Khám lâm sàng 47 2.5.2. Chụp phim X- quang 48 2.5.3. Đánh giá hình thái thiếu xương 49 2.5.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác 49 2.5.5. Kỹ thuật tiến hành nâng xoang hở và cấy ghép implant (NXH) 49 2.5.6. Đặt healing 51 2.5.7. Các bước làm phục hình cho bệnh nhân 51 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 53 2.6.1. Đo chiều cao xương có ích 54 2.6.2. Đo chiều rộng xương có ích 54 2.6.3. Xác định mật độ xương 55 2.6.4. Chiều cao xương trước và sau cấy ghép. 56 2.6.5. Xác định dạng sinh học của mô mềm. 57 2.6.6. Xác định mức độ đau sau cấy ghép 57 2.6.7. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về kỹ thuật cấy ghép implant 58 2.6.8. Đánh giá tình trạng niêm mạc quanh implant 58 2.6.9. Đánh giá khả năng khôi phục sức nhai 58 2.6.10. Đánh giá khả năng khôi phục chức năng thẩm mỹ. 59 2.6.11. Xác định tình trạng viêm quanh implant 59 2.6.12. Đánh giá độ vững chắc của implant 59 2.6.13. Xác định ca thất bại 59 2.7. Biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2 60 2.8. Xử lý số liệu 62 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 62 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63 3.1. Xây dựng qui trình cấy implant tức thì trên bệnh nhân nâng xoang hở mặt bên có ghép xương. 63 3.2. Đặc điểm lâm sàng và X-quang bệnh nhân mất răng. 67 3.2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tuổi 67 3.2.2. Kích thước xương 68 3.2.3. Nguyên nhân mất răng 69 3.2.4. Mật độ của xương 70 3.2.5. Dạng sinh học mô mềm 72 3.2.6. Kích thước trụ cấy ghép 74 3.2.7. Khối lượng xương ghép 75 3.2.8. Tỉ lệ vách ngăn trong xoang 77 3.3. Kết quả cấy ghép 77 3.3.1. Mức độ ổn định sơ khởi 77 3.3.2. Tình trạng vết thương 78 3.3.3. Chiều cao xương mới hình thành trong xoang 79 3.3.4. Độ vững chắc của implant 6 tháng sau phẫu thuật 80 3.3.5. Tỉ lệ thành công phẫu thuật 81 3.3.6. Biến chứng rách màng xoang trong phẫu thuật 81 3.3.7. Kết quả khôi phục chức năng 82 3.3.8. Tình trạng viêm nhiễm 6 tháng sau phục hình 82 3.3.9. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về kỹ thuật nâng xoang hở và cấy ghép implant 83 Chương 4: BÀN LUẬN 85 4.1. Các bước qui trình thực hiện nâng xoang hở mặt bên có ghép xương và cấy implant tức thì. 85 4.2. Nhận xét về các đặc điểm lâm sàng và X-quang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 91 4.2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tuổi 91 4.2.2. Kích thước xương 92 4.2.3. Phân bố nguyên nhân mất răng và vị trí mất răng 94 4.2.4. Mật độ của xương 94 4.2.5. Dạng sinh học mô mềm 96 4.2.6. Kích thước trụ cấy ghép 98 4.2.7. Khối lượng xương ghép 100 4.2.8. Tỉ lệ vách ngăn xoang 101 4.3. Kết quả cấy ghép 102 4.3.1. Mức độ ổn định sơ khởi 102 4.3.2. Tình trạng vết thương 103 4.3.3. Chiều cao xương trước và sau cấy ghép 104 4.3.4. Độ vững chắc của implant 6 tháng sau phẫu thuật 106 4.3.5. Tỉ lệ thành công phẫu thuật 107 4.3.6. Biến chứng rách màng xoang trong phẫu thuật 108 4.3.7. Kết quả phục hồi chức năng 109 4.3.8. Tình trạng viêm nhiễm 6 tháng sau phục hình 110 4.3.9. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về kỹ thuật nâng xoang hở và cấy ghép implant 111 KẾT LUẬN 113 KHUYẾN NGHỊ 115 BÀI BÁO: trang bìa tạp chí, trang mục lục. toàn văn bài báo TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC (phiếu khám, cam kết thực hiện nghiên cứu) HÌNH ẢNH MINH HỌA vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectnâng xoang hở, ghép xương,vi_VN
dc.subjectimplant tức thì, cửa sổ bênvi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả cấy implant tức thì trên bệnh nhân nâng xoang hở mặt bên có ghép xươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn PHẠM THU HẰNG thu vien.pdf
  Restricted Access
4.16 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn PHẠM THU HẰNG thư viện.docx
  Restricted Access
61.27 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.