Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3014
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Vân Khánh-
dc.contributor.advisorBạch, Thị Như Quỳnh-
dc.contributor.authorNguyễn, Văn Thảnh-
dc.date.accessioned2021-12-10T06:35:18Z-
dc.date.available2021-12-10T06:35:18Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3014-
dc.description.abstractNăm 1996, lần đầu tiên tình trạng rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có cấu trúc tim hoàn toàn bình thường nhưng điện tâm đồ (ECG) có đặc điểm bất thường với độ cao của đoạn ST đặc trưng ở đầu bên phải được đặt tên là hội chứng Brugada (Br).1 Bệnh được mô tả tại Philippines với tên gọi bangungut, đề cập đến cái chết đột ngột ở nam giới trẻ, khỏe mạnh diễn ra vào ban đêm trong khi ngủ và khám nghiệm tử thi cho thấy không có bằng chứng bệnh lý nào để giải thích nguyên nhân cái chết. Bệnh tương tự được gọi là Lai Tai ở Thái Lan, hội chứng tử vong Pokkuri ở Nhật Bản, Dolyeonsa ở Hàn Quốc, bệnh giấc mơ ở Hawaii hoặc hội chứng tử vong đột ngột ở Trung Quốc.2 Hội chứng Brugada chiếm tỷ lệ cao nhất trong hội chứng đột tử do tim, thuộc nhóm bệnh bất thường kênh ion ở tế bào cơ tim, thường gây ra những cơn nhịp nhanh thất và rung thất dẫn đến đột tử. Hội chứng được chú ý nhiều ở vùng Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam với rất ít biểu hiện lâm sàng. Tỷ lệ mắc hội chứng Brugada cao hơn ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á với tỷ lệ được báo cáo là từ 0,18% đến 0,27%, so với châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ mắc Brugada ít phổ biến hơn lần lượt là 0,017% và 0,012%.3,4 Chẩn đoán thường được thực hiện tình cờ ở những bệnh nhân khỏe mạnh và không có triệu chứng ở độ tuổi trung bình khoảng 40 tuổi và tỷ lệ này ở nam giới cao gấp 8 đến 10 lần so với phụ nữ.4,5 Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng Brugada. Tuy nhiên, vẫn có các nghiên cứu đơn lẻ về các trường hợp mắc hội chứng Brugada được công bố. Nguyên nhân gây ra kiểu hình hội chứng Brugada đã được cho là do bất thường về di truyền khoảng 20 gen khác nhau với tần suất đột biến gây bệnh, loại đột biến, ảnh hưởng đến chức năng các protein được mã hoá khác nhau. Trong đó, đột biến gen SCN5A mã hóa tiểu đơn vị alpha của kênh natri tim (Nav1.5) gây ra sự chênh lệch về điện thế giữa lớp nội tâm mạc và ngoại tâm mạc của thất phải chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 20-25%) trong số bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Brugada.6 Gen SCN5A di truyền trội, nằm trên nhiễm sắc thể số 3 (3p21), gồm 28 exon với chiều dài khoảng 100kb mã hóa cho protein dài 2016 acid amin.7 Kể từ khi được phát hiện đến nay, hơn 2500 các đột biến trên gen SCN5A đã được ghi nhận và công bố trên ngân hàng dữ liệu Clinvar với gần 300 loại được cho là nguyên nhân gây hội chứng Brugada.8 Đột biến xuất hiện khắp chiều dài của gen với tỷ lệ phân bố khác nhau, trong đó exon 28 mang tỷ lệ đột biến cao nhất (17,0%), tiếp theo là exon 23 (8,9%), exon 16 (6,8%), exon 12 (4,8%), exon 17 (4,1%), exon 9 (3,8%), exon 2 và exon 20 (2%).5 Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đột biến gen SCN5A ở những người được chẩn đoán mắc hội chứng Brugada. Việc xác định đột biến gen có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán xác định bệnh, phát hiện người mang gen bệnh từ đó có các biện pháp phòng ngừa, điều trị, cũng như tư vấn di truyền. Do đó đề tài “Xác định đột biến trên một số exon của gen SCN5A ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada” với mục hai tiêu: 1. Xác định đột biến gen trên một số exon của gen SCN5A ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada bằng giải trình tự gen. 2. Xác định đột biến gen SCN5A trong các thành viên gia đình của bệnh nhân mang đột biến đã xác định.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Hội chứng Brugada 3 1.1.1. Lịch sử phát hiện hội chứng Brugada 3 1.1.2. Tỷ lệ mắc hội chứng Brugada 3 1.1.3. Chẩn đoán và phân loại hội chứng Brugada 4 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Brugada 6 1.1.5. Điều trị hội chứng Brugada 11 1.2. Gen SCN5A 11 1.2.1. Cấu trúc và chức năng của gen SCN5A 11 1.2.2. Sự biểu hiện của gen SCN5A 12 1.2.3. Các biến thể exon và sự điều hòa sao mã của gen SCN5A 13 1.3. Đột biến trên gen SCN5A gây hội chứng 15 1.3.1. Tần suất và phân loại 15 1.3.2. Xác định một biến đổi di truyền có khả năng là một đột biến 17 1.4. Các kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện đột biến gen SCN5A 18 1.4.1. Kỹ thuật giải trình tự gen Sanger 18 1.4.2. Kỹ thuật MLPA 20 1.4.3. Kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4. Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất sử dụng 27 2.4.1. Dụng cụ 27 2.4.2. Trang thiết bị 27 2.4.3. Hóa chất 28 2.5. Quy trình kỹ thuật 29 2.5.1. Quy trình lấy mẫu 29 2.5.2. Quy trình tách chiết DNA từ máu ngoại vi 29 2.5.3. Quy trình khuếch đại gen và điện di kiểm tra sản phẩm 32 2.5.4. Quy trình giải trình tự gen 34 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 36 2.7. Sơ đồ nghiên cứu 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.2. Kết quả tách chiết DNA 38 3.3. Kết quả khuếch đại exon của gen SCN5A 41 3.4. Kết quả giải trình tự gen 45 3.5. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của đột biến mới 53 3.6. Kết quả xác định đột biến gen SCN5A ở các thành viên gia đình người mang đột biến gen SCN5A 57 Chương 4: BÀN LUẬN 61 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 61 4.2. Kết quả tách chiết DNA 61 4.3. Kết quả khuếch đại exon của gen SCN5A 62 4.4. Kết quả giải trình tự gen 64 4.5. Kết quả xác định đột biến gen SCN5A ở các thành viên gia đình người mang đột biến gen SCN5A 70 KẾT LUẬN 72 KHUYẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHội chứng Brugadavi_VN
dc.subjectĐột biếnvi_VN
dc.subjectExonvi_VN
dc.titleXÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN TRÊN MỘT SỐ EXON CỦA GEN SCN5A Ở BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG BRUGADAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSNguyenVanThanh.pdf
  Restricted Access
3.35 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021THSNguyenVanThanh.docx
  Restricted Access
3.82 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.