Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3005
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Văn, Phú-
dc.contributor.authorNGUYỄN LÊ, QUỲNH NHƯ-
dc.date.accessioned2021-12-10T02:48:29Z-
dc.date.available2021-12-10T02:48:29Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3005-
dc.description.abstractTheo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, bệnh mạn tính không lây (Noncommunicable Diseases - NCDs) là nguyên nhân của gần 41 trong số 57 triệu trường hợp tử vong trên toàn thế giới, với 42% số trường hợp này tử vong trước 70 tuổi.1 Nguyên nhân chính của NCDs được xác định là các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống bao gồm: chế độ ăn không hợp lý, thiếu vận động thể lực, hút thuốc là và lạm dụng bia, rượu,2 trong đó dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân gây ra 12 triệu ca tử vong và 264 triệu năm sống khỏe mạnh bị mất đi (DALYs) trên toàn cầu (2015).3 Thế hệ sinh viên Việt Nam ngày nay được xem là nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Sinh viên được cho là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ vị thành niên và người trưởng thành, được đánh dấu bởi những biến đổi quan trọng trong cuộc sống như việc sống xa gia đình hay sự độc lập trong quyết định.4 Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình trạng dinh dưỡng cũng như các thói quen không tốt về dinh dưỡng và lối sống được hình thành trong giai đoạn này có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến những giai đoạn sau của tuổi trưởng thành.5 Bên cạnh đó, sinh viên ngành y là những người sau này sẽ tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, do đó các kiến thức, thái độ cũng như thực hành dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân của các em mà còn tác động đến gia đình và xã hội. Các hành vi có lợi cho sức khỏe của người thầy thuốc được xem là hình mẫu trong cộng đồng, có thể tác động tích cực đến thái độ của người bệnh cũng như là động lực để họ xây dựng một lối sống lành mạnh hơn.6 Chính vì vậy, sinh viên là đối tượng rất cần được trang bị một nền tảng kiến thức dinh dưỡng tốt, từ đó giúp hình thành thái độ tích cực và các thực hành dinh dưỡng có lợi để đạt được tình trạng sức khỏe tối ưu. Đã có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng được tiến hành ở sinh viên trên khắp thế giới. Một số nghiên cứu phân tích gộp đã cho thấy sinh viên năm thứ nhất là đối tượng rất hay bị tăng cân với cân nặng tăng thêm cũng như tốc độ tăng cân cao gấp nhiều lần so với dân số chung.7,8 Gropper và cs9 đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi ở sinh viên năm thứ nhất cho thấy cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI), phần trăm mỡ cũng như lượng mỡ cơ thể có chiều hướng tăng lên sau 4 năm đại học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bên cạnh lối sống ít vận động, một số thói quen ăn uống không tốt như bỏ bữa sáng, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt, tiêu thụ ít rau và trái cây cũng rất thường gặp ở sinh viên.10,11 Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu máu thiếu sắt,12 thiếu vitamin A13 hay thiếu I-ốt14 cũng khá phổ biến ở lứa tuổi này. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng tập trung trên nhóm đối tượng này, trong đó chủ yếu là các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn.15-17 Nghiên cứu của Nguyễn Bạch Ngọc và cs18 trên sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thăng Long cho thấy tỷ lệ thừa cân-béo phì (TC-BP) có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm, từ 13,1% (2012) lên 19,4% (2014). Cho đến nay vẫn còn ít các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng của sinh viên, đặc biệt tại khu vực TP.HCM, nơi có tỷ lệ thừa cân-béo phì ở người trưởng thành nằm ở mức báo động.19 Sinh viên năm thứ 3 là đối tượng hầu như đã có sự thích nghi và ổn định với cuộc sống ở môi trường đại học, về sinh hoạt hàng ngày cũng như việc học tại trường và thực hành lâm sàng tại các bệnh viện. Nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về khuynh hướng thay đổi tình trạng dinh dưỡng và tạo tiền đề cho những chương trình can thiệp về dinh dưỡng trên đối tượng này tại TP.HCM, đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng của sinh viên Y3 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, năm 2020” được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên Y3 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, năm 2020. 2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng của sinh viên Y3 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, năm 2020.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectDinh dưỡngvi_VN
dc.titleTÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA SINH VIÊN Y3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0779.pdf
  Restricted Access
1.81 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.