Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2987
Title: “Đánh giá kết quả phẫu thuật thu gọn vú sử dụng vạt trục mạch mang phức hợp quầng núm vú”
Authors: NGUYỄN MẠNH, CƯỜNG
Advisor: TRẦN THIẾT, SƠN
Keywords: Phẫu thuật tạo hình
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Phì đại vú là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích vú trên mức bình thường do sự phát triển của tuyến vú kèm theo sự thâm nhiễm của tổ chức mỡ. Phì đại vú được thể hiện bởi sự thay đổi hình dạng và thể tích vú đặc biệt là sự chuyển dịch xuống thấp của phức hợp QNV. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vú được coi là bình thường khi thể tích vú nằm trong khoảng 200 – 250ml. Khi thể tích vú tăng trên 300ml thì được coi là vú phì đại. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người phụ nữ như gây mất cân đối về thẩm mỹ, đau vùng cổ, vùng ngực và vùng xương đòn do sức nặng ở bầu vú, trở ngại khi mặc áo, vận động hay những biến đổi về tư thế (gù do gập vai để cố giấu ngực…)1–4 Điều trị phì đại vú nhằm đem lại cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt hơn. Có nhiều phương pháp điều trị phì đại vú, trong đó điều trị nội khoa với việc sử dụng hormon, vật lý trị liệu thường không mang lại kết quả khả quan. Phẫu thuật thu gọn vú là phương pháp giải quyết triệt để tình trạng phì đại vú1,3,5. Từ trước tới nay có rất nhiều kỹ thuật thu gọn vú, nhưng về cơ bản có hai loại phẫu thuật: thu gọn vú có ghép QNV và thu gọn vú không ghép QNV. Sự thay đổi phát triển của các phương pháp chủ yếu là kỹ thuật dịch chuyển phức hợp QNV, dù là kỹ thuật nào, ba yếu tố quyết định chính để lựa chọn phương pháp thu gọn vú là bảo tồn chức năng cho QNV, đảm bảo hình thể vú và giảm thiểu tối đa mức độ sẹo1,5,6. Kỹ thuật thu gọn vú phì đại có ghép QNV được thực hiện năm 1922, lần đầu tiên tác giả Thorek mô tả phương pháp thu gọn vú và chuyển QNV đến vị trí mới như một mảnh ghép da dày toàn bộ7. Các kỹ thuật thu gọn vú không ghép QNV được sự quan tâm nhờ những ưu điểm vượt trội về chức năng và thẩm mỹ. Vào năm 1930, Schwartzmann đã mô tả kỹ thuật phẫu thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt có mang QNV để dịch chuyển QNV đến vị trí mới. Từ đó đến nay đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tạo hình thu gọn vú ra đời với nhiều loại cuống vạt mang đơn vị QNV khác nhau: Cuống kép dọc, cuống trên, cuống dưới, cuống kép ngoài, cuống trong, trên trong cuống ngoài, cuống trên ngoài, cuống trung tâm nhưng tất cả đều là dạng vạt cấp máu ngẫu nhiên8. Từ việc nghiên cứu giải phẫu cấp máu vùng ngực và vú, việc áp dụng kỹ thuật sử dụng vạt trục mạch mang phức hợp quầng núm vú vào phẫu thuật thu gọn vú có thể đem lại kết quả phẫu thuật tốt, nâng cao sức sống cho QNV. Trên cơ sở đó, kỹ thuật sử dụng vạt trục mạch mang phức hợp QNV cuống mạch liền được thực hiện trong phẫu thuật thu gọn vú phì đại. Ở Việt Nam nói chung và tại BV Xanh Pôn nói riêng đã áp dụng nhiều kỹ thuật thu gọn vú, trong đó kỹ thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt trục mạch mang phức hợp QNV khoảng ba thập kỷ nay đã được áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, trong các công trình đã công bố, chưa có một đánh giá chuyên biệt nào về sức sống của vạt trục mạch mang phức hợp QNV trong tạo hình thu gọn vú phì đại. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật thu gọn vú sử dụng vạt trục mạch mang phức hợp quầng núm vú” với mục tiêu : Đánh giá kết quả phẫu thuật thu gọn vú sử dụng vạt trục mạch mang quầng núm vú.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2987
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0760.pdf
  Restricted Access
2.07 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.