Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2973
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNgô Xuân, Khoa-
dc.contributor.authorTRẦN QUANG, HUY-
dc.date.accessioned2021-12-09T08:15:50Z-
dc.date.available2021-12-09T08:15:50Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2973-
dc.description.abstractVấn đề phát triển hình thái và thể lực lứa tuổi học sinh, sinh viên của các trường đại học là một trong những vấn đề được quan tâm trong chiến lược phát triển con người, trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo những lực lượng lao động chính, những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự phát triển hình thái, thể lực của con người chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố di truyền, cũng như môi trường sống với sự thay đổi liên tục điều kiện kinh tế xã hội và chế độ dinh dưỡng. Chính vì vậy, cứ sau khoảng 10 năm: “các thế hệ sau không ngừng cao hơn thế hệ trước” đã trở thành quy luật tất yếu của sự phát triển 1. Từ đó, để có những đánh giá chính xác hơn về hình thái nhân trắc và tình trạng thể lực, dinh dưỡng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đòi hỏi những nghiên cứu nhân trắc học được tiến hành định kì, bổ sung. Qua các thập kỷ 70, 80, 90 của thể kỷ XX đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy đã xuất hiện quy luật gia tăng về tầm vóc cơ thể theo thời gian, điển hình là ba chuẩn mẫu tham khảo về hình thái thể lực người trưởng thành việt Nam. Ở nước ta, các chuẩn mẫu tham khảo đầu tiên cho thập kỷ 70 đã được tổng kết bởi Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên (1975) 2. Trong thập kỷ 80, Võ Hưng Và CS (1986) đã công bố “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” 3; còn ở thập kỷ 90 là cuốn “Báo cáo toàn văn dự án: Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90” (2000) và “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường ờ thập kỷ 90 - thế kỷ XX” (2003). Các kết quả nghiên cứu này đã phản ánh tình trạng thể lực người trưởng thành Việt Nam thập kỷ 90 4. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực người trưởng thành Việt Nam như Lê Gia Vinh, Hoàng Văn Lương và CS (2004) 5, Lê Gia Vinh (2006) 6, các luận án tiến sĩ của Nguyễn Trường An (2004) 7, Trần Sinh Vương (2005) 8. Trong cuốn “Tổng quan các kết quả nghiên cứu về chất lượng dân số Việt Nam đến năm 2006” (2007) 9, Trịnh Hữu Vách và Lê Gia Vinh đã kiến nghị: “Xây dựng mô hình nghiên cứu một nhóm đối tượng ổn định với cỡ mẫu vừa đủ ở lớp tuổi thanh niên (có thể từ 17 - 19) để theo dõi lâu dài (có thể tới 60 tuổi) tìm hiểu quy luật tăng trưởng tầm vóc thể lực theo các lớp tuổi trưởng thành một cách chính xác”. Riêng về mặt dinh dưỡng, mặc dù có rất nhiều các phương tiện thăm dò mới nhưng nhân trắc học vẫn là phương pháp đánh giá đơn giản nhất, ít tốn kém và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới để đánh giá các tỷ lệ và thành phần của cơ thể con người. Đòi hỏi tổng hợp những chuẩn mẫu tham khảo mới trong những thập kỷ mới là điều tất yếu, vì vậy, nhằm góp phần phản ánh trung thực về hình thái, tình trạng thể lực và dinh dưỡng của người trưởng thành Việt Nam, đặc biệt là sinh viên Y trong nửa cuối thập kỷ thứ hai của thể kỷ XXI, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số kích thước, chỉ số nhân trắc về thể lực và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2019-2020”. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: 1. Đánh giá tình trạng thể lực của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2019 - 2020. 2. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của nhóm sinh viên trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectGiải phẫuvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƯỚC, CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VỀ THỂ LỰC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2019-2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0746.pdf
  Restricted Access
2.31 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.