Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2963
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorCung Văn, Công-
dc.contributor.advisorNguyễn Thu, Hà-
dc.contributor.authorVŨ SỸ, QUÂN-
dc.date.accessioned2021-12-09T08:12:50Z-
dc.date.available2021-12-09T08:12:50Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2963-
dc.description.abstractLao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tubeculosis gây ra, bệnh này. Tuổi hay mắc bệnh lao là lứa tuổi lao động nên bệnh lao có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và xã hội1,2. Bệnh lao trên lâm sàng rất đa dạng, vi khuẩn lao có thể tấn công bất cứ cơ quan nào trong cơ thể như: hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp…. trong đó lao hệ thần kinh là thể lao nặng. Trước đây bệnh lao hay gặp ở các nước đang phát triển, ngày nay gặp cả ở những nước đã phát triển như Mỹ, châu Âu1,2. Lao hệ thần kinh trung ương gồm ba thể lâm sàng: lao màng não, u lao nội sọ, và lao màng nhện tủy, trong đó lao màng não là thể bệnh hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở những vùng có tình hình dịch tễ bệnh lao cao trên thế giới, trong đó có Việt Nam1. Báo cáo của WHO năm 2019 đánh giá Việt Nam đứng thứ 20 trong số 30 nước có có số người bệnh lao cao nhất, đồng thời đứng thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới2. Năm 2019, Chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG) ước tính Việt Nam có 174 000 người hiện mắc lao, 128 000 trường hợp mới mắc lao các thể (tỷ lệ 137/10 0000 dân), trong đó có khoảng 19 000 trường hợp mắc lao ngoài phổi chiếm khoảng 18,1%3. Lao não, màng não là thể lao nặng chiếm khoảng 1 – 2% các ca bệnh lao hoạt động, chiếm 5% các trường hợp lao ngoài phổi. Lao não, màng não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh rất dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng thần kinh nghiêm trọng1. Ngày nay các phương tiện chẩn đoán bệnh lao đã có nhiều tiến bộ mang tính đột phá, đặc biệt những tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử và công nghệ hiện đại trong như áp dụng các kỹ thuật sinh học phân tử PCR, Gene Xpert MTB/RIF có thể tìm vi khuẩn lao trong dịch não tuỷ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thời gian trả kết quả sớm hơn so với các kỹ thuật cổ điển như nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy4,5. Tuy nhiên những trường hợp lao não hoặc lao màng não ở giai đoạn sớm những biến đổi ở dịch não tủy không rõ ràng. Việc phối hợp nhiều kỹ thuật sẽ rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh là hết sức cần thiết. Từ đó chẩn đoán lao não, màng não sớm giúp cho việc điều trị sớm, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế biến chứng và di chứng cho người bệnh6. Cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học sử dụng từ trường và sóng radio. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ phân giải cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, các trúc các bộ phận trong cơ thể. CHT sọ não có tiêm thuốc đối quang từ giúp phát hiện những tổn thương nhu mô não, màng não với độ chính xác cao và thời gian chẩn đoán nhanh7,8. Ở nước ta có nhiều tác giả nghiên cứu về lao màng não nhưng chưa có tác giả nghiên cứu nào về các đặc điểm hình ảnh tổn thương não màng não trên cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não màng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não” này với hai mục tiêu sau : 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh của CHT sọ não ở bệnh nhân lao não, màng não điều trị. 2. Đánh giá vai trò của CHT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị lao não, màng não.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.titleVAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ LAO NÃO, MÀNG NÃOvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0736.pdf
  Restricted Access
1.79 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.