Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2959
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBùi Mỹ, Hạnh-
dc.contributor.authorNGUYỄN DIỆU, LINH-
dc.date.accessioned2021-12-09T08:12:05Z-
dc.date.available2021-12-09T08:12:05Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2959-
dc.description.abstractHen phế quản (HPQ) là bệnh lý mạn tính đường hô hấp thường gặp, chiếm 1 – 18% dân số các nước. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 5% ở người lớn và 10% ở trẻ em1. Đây là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác, các công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4 - 8%. Những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2 - 3 lần1. Hen trẻ em, đặc biệt trẻ em < 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định, dẫn đến điều trị chưa đúng cách và không được kiểm soát, từ đó tạo ra gánh nặng đáng kể cho người bệnh cũng như gia đình họ và có thể hạn chế các hoạt động cá nhân trong cuộc sống sau này. HPQ được chẩn đoán, theo dõi qua các tiêu chí lâm sàng và cận lâm sàng. Ở trẻ em, các triệu chứng lâm sàng thường đánh giá dựa trên lời kể của bố mẹ trẻ và nhận định của bác sĩ thăm khám, thường là cảm nhận chủ quan của mỗi người, độ tin cậy và chính xác không ổn định. Cận lâm sàng chính là các phương pháp thăm dò chức năng hô hấp của trẻ, sẽ giúp đánh giá một cách khách quan chức năng hô hấp ở trẻ em bị hen phế quản, qua đó sẽ nâng cao chất lượng công tác chẩn đoán cũng như điều trị và kiểm soát bệnh hen phế quản ở trẻ em. Hô hấp ký là xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp được sử dụng phổ biến nhất ở người lớn và trẻ lớn. Phương pháp này đòi hỏi cần có sự hợp tác tích cực từ phía người bệnh khi tiến hành đo, rất khó thực hiện ở trẻ nhỏ2,3, khả năng hiểu và hợp tác của trẻ chưa tốt, do đó sẽ dẫn tới sai sót trong kết quả đo. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng sức cản đường thở ngoại vi đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát HPQ4–6; tuy nhiên, không có xét nghiệm truyền thống nào (Ví dụ: hô hấp ký) đo được sức cản đường thở ngoại vi một cách cụ thể và do đó việc đánh giá lâm sàng kiểm soát HPQ ở trẻ em bằng các xét nghiệm này đặc biệt khó khăn. Hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện những điều đó một cách dễ dàng với phương pháp dao động xung ký (IOS). Đây là một kỹ thuật không xâm lấn, nó thực hiện đánh giá về mặt cơ học của đường thở7, phương pháp này đo trực tiếp kháng lực (R) và phản lực (X) đường dẫn khí ở nhiều tần số dao động khác nhau2. Xét nghiệm này dễ thực hiện, nhanh chóng, đòi hỏi rất ít sự hợp tác vì người bệnh chỉ cần hít thở bình thường, có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt có thể thực hiện với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên8. Đây là phương pháp mới, hữu ích, thuận tiện để đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí ở trẻ em 9,10, đặc biệt là trẻ nhỏ phối hợp kém, giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán sớm, điều trị và kiểm soát hen phế quản ở trẻ em11,12. Tại Việt Nam, phương pháp này chưa được ứng dụng phổ biến, chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò của IOS trong chẩn đoán và đánh giá mức độ đáp ứng điều trị hen phế quản ở trẻ em. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu dao động xung ký trong chẩn đoán và đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ em 2 – 10 tuổi tại bệnh viện phổi trung ương năm 2020” với 2 mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và các chỉ số dao động xung ký ở trẻ em hen phế quản 2 - 10 tuổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020. 2. Nghiên cứu vai trò của phương pháp dao động xung ký trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ em 2 - 10 tuổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectLao & bệnh phổivi_VN
dc.title“Bước đầu nghiên cứu dao động xung ký trong chẩn đoán và đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ em 2 – 10 tuổi tại bệnh viện phổi trung ương năm 2020”vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0732.pdf
  Restricted Access
2.16 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.