Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2940
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTRẦN VIẾT, LỰC-
dc.contributor.authorMÓN THỊ, UYÊN HỒNG-
dc.date.accessioned2021-12-09T04:10:23Z-
dc.date.available2021-12-09T04:10:23Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2940-
dc.description.abstractGià hóa dân số đi cùng với tình trạng gia tăng các bệnh có liên quan đến lão hóa và thoái hóa thần kinh. Theo thống kê, trong năm 2015, ước tính khoảng 8,5% dân số thế giới từ 65 tuổi trở lên 1. Tính đến năm 2017, tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Việt Nam năm 2020 là 5,5 % với hơn 5,2tr người và đến năm 2019 chiếm 11% 2. Trong số các bệnh thoái hóa thần kinh trung ương, Parkinson là bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc 1-2/1000 và ảnh hưởng đến 1% số người với độ tuổi trên 603. Parkinson là một bệnh lý mạn tính, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Theo phân loại của Hoehn và Yahr, bệnh Parkinson tiến triển qua 5 giai đoạn. Bên cạnh những rối loạn vận động đã có, trong giai đoạn muộn, các bệnh nhân Parkinson có thể xuất hiện thêm các biến chứng vận động4. Các rối loạn này có thể chiếm tới hơn một nửa số bệnh nhân Parkinson trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán5, bao gồm các dao động vận động và loạn động. Các biến chứng này gây ra cho bệnh nhân nhiều khó khăn trong sinh hoạt, tăng nguy cơ ngã, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trên thế giới, một số yếu tố được cho là có liên quan đến sự xuất hiện các biến chứng vận động đã được nghiên cứu, trong đó tuổi khởi phát trẻ6, giới nữ7, điều trị khởi đầu bằng levodopa8, liều levodopa cao9 dự đoán tỷ lệ loạn động cao, trong khi tuổi khởi phát trẻ và điềm UPDRS-III cao là yếu tố dự đoán xuất hiện dao động vận động 3,10. Từ năm 2007, Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương đã được Bộ Y Tế giao trách nhiệm xây dựng chương trình quốc gia điều trị và quản lý ngoại trú bệnh nhân Parkinson. Do vậy, hàng năm số lượng bệnh nhân Parkinson đến khám và điều trị ở đây khá đông (khoảng 600 đến 1000 bệnh nhân). Các bệnh nhân đến khám khi xuất hiện các biến chứng vận động đa số ở trong giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bệnh Parkinson đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình như nghiên cứu của các tác giả Phan Thị Hoài Thu (2013), Nguyễn Thị Khánh (2018). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống ảnh hưởng của các rối loạn vận động cũng như biến chứng vận động (nếu có) đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các rối loạn vận động đối với chất lượng cuộc sống của bệnh Parkinson giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr”. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Mô tả rối loạn vận động và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Parkinsons giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr. 2. Đánh giá sự ảnh hưởng của rối loạn vận động đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectThần kinhvi_VN
dc.titleẢNH HƯỞNG CỦA CÁC RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN PARKINSON GIAI ĐOẠN 3 VÀ 4 THEO HOEHN VÀ YAHRvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0724.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.