Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2924
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Duy Ánh-
dc.contributor.authorVũ, Văn Vinh-
dc.date.accessioned2021-12-09T03:43:20Z-
dc.date.available2021-12-09T03:43:20Z-
dc.date.issued2021-11-05-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2924-
dc.description.abstractHội chứng truyền máu song thai (HCTMST) là một trong những biến chứng nguy hiểm của các trường hợp song thai một bánh rau, được đặc trưng bởi sự chênh lệch nước ối giữa hai thai, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai kỳ. Khi bị HCTMST, thai phụ tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, thường do hậu quả của đa ối nặng: băng huyết sau sẩy thai, đẻ non, tai biến do đình chỉnh thai nghén…. Thai nhi có nguy cơ tử vong lên đến 90% nếu không được can thiệp. Ngay cả khi sống sót, trẻ vẫn có nguy cơ tổn thương nặng nề về tim mạch, thần kinh hoặc rối loạn phát triển trí tuệ và vận động sau này.1,2,3 Tỷ lệ mắc phải của HCTMST không được thống kê một cách đầy đủ vì nhiều trường hợp song thai một bánh rau chết sớm trong nửa đầu thai kỳ có thể liên quan đến HCTMST mà không được chẩn đoán. Một số nghiên cứu cho rằng HCTMST chiếm tỷ lệ 1/40 - 1/60 các trường hợp song thai4,5 và chiếm khoảng 9-15% các trường hợp song thai một bánh rau.4,6 Chính vì thế, việc chẩn đoán sớm HCTMST và lựa chọn phương pháp can thiệp thích hợp để giảm tỷ lệ tử vong thai nhi là vô cùng quan trọng. HCTMST được mô tả lần đầu tiên vào năm 1886 bởi nhà sản khoa nước Đức Friedrich Schatz chủ yếu dựa vào chênh lệch trọng lượng hai thai trong song thai một bánh rau hai buồng ối và chênh lệch nồng độ hemoglobin trong máu hai thai trên 5 g/dl sau sinh.2,7 Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này đã không còn được sử dụng sau khi nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự khác biệt về trọng lượng thai và hemoglobin tương đối phổ biến trong song thai một bánh rau và không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán HCTMST. Đầu những năm 1980, với sự phát triển của siêu âm, các nhà khoa học đã chứng minh vai trò của nối thông các cầu nối mạch trên bề mặt bánh rau trong song thai một bánh rau hai buồng ối có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.2 Năm 1999, Quintero sử dụng tiêu chí siêu âm để chuẩn đoán và chuẩn hoá các giai đoạn của HCTMST, phân loại của ông vẫn có hiệu lực cho đến ngày nay.8,9 Bên cạnh vai trò chẩn đoán HCTMST của siêu âm, các phương pháp can thiệp HCTMST cũng phát triển qua các thời kỳ. Ngày nay, phẫu thuật laser quang đông được ứng dụng rộng rãi ở các trung tâm y học bào thai trên thế giới và được ứng dụng điều trị HCTMST tại Việt Nam từ năm 2018.1,10 Hiện nay, có rất ít nghiên cứu toàn diện về HCTMST. Với mong muốn có thêm một tài liệu nghiên cứu về hội chứng này tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ của song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 – 2020” nhằm mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu. 2. Nhận xét về kết quả thai kỳ của song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 – 2020. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Các thai phụ song thai một bánh rau hai buồng ối được chẩn đoán hội chứng truyền máu, thoả mãn các điều kiện: + Có hồ sơ khám thai, theo dõi thai và sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. + Sơ sinh sống và được theo dõi đến ít nhất 6 tháng sau sinh. + Trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 đến 31/12/2020. - Các thai phụ tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Thai nhi có dị tật bẩm sinh nặng được chẩn đoán sớm trên siêu âm (tim, hộp sọ…) và có hội chẩn chẩn đoán trước sinh đình chỉ thai nghén. - Song thai có chết lưu một thai. - Không có đầy đủ hồ sơ bệnh án theo dõi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc thai phụ được chẩn đoán HCTMST ngoài khoảng thời gian lấy mẫu hoặc không đủ thời gian theo dõi sơ sinh đến 6 tháng sau sinh. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 2.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2021. Số liệu được thu thập cả hồi cứu và tiến cứu trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 đến 31/12/2020. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kê nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Chọn cỡ mẫu thuận tiện, chọn toàn bộ đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn lựa chọn, có hồ sơ theo dõi đầy đủ, được chẩn đoán HCTMST, sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sơ sinh được theo dõi ít nhất 6 tháng sau sinh, trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 đến 31/12/2020. Trong thực tế chúng tôi đã nhận được 43 thai phụ đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. 2.5. Quy trình nghiên cứu: Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu - Bước 1: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu. + Chọn đối tượng nghiên cứu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn: Thai phụ được chẩn đoán HCTMST, có hồ sơ theo dõi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đến lúc sinh và theo dõi sơ sinh đến 6 tháng sau sinh trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 đến 31/12/2020. + Hồ sơ nghiên cứu được lưu tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh và phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. - Bước 2: Thu thập các biến số nghiên cứu theo Bệnh án nghiên cứu dựa vào hồ sơ bệnh án của đối tượng nghiên cứu lưu tại bệnh viện. - Bước 3: Nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 16.0 - Bước 4: Phân tích số liệu, bàn luận kết quả Quản lý và phân tích số liệu Số liệu được quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 12. Thống kê mô tả thông qua giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, tỷ lệ phần trăm. Thống kê suy luận: sử dụng các test kiểm định: test student độc lập, test student ghép cặp (số liệu định lượng phân bố chuẩn), Mann-Whitney test (số liệu định lượng phân bố không chẩn so sánh trung bình nhóm có và không có HCTMST). KẾT LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của thai phụ song thai 1 bánh rau hai buồng ối có HCTMST - Tuổi mẹ trung bình nghiên cứu là 28,58 ± 5,17 tuổi, đa số mẹ khoẻ mạnh, có thai tự nhiên, bệnh lý mẹ ghi nhận nhiều nhất là viêm phụ khoa với 15 trường hợp chiếm 34,88%. - HCTMST chủ yếu xuất hiện ở quý 2 thai kỳ với tuần thai xuất hiện trung bình là 20 tuần. - Về đặc điểm chẩn đoán HCTMST, 100% các trường hợp đều có các đặc điểm phù hợp theo phân loại Quintero. - Hơn 80% HCTMST chẩn đoán sớm ở giai đoạn I, II. HCTMST giai đoạn I đều tiến triển giai đoạn, hoặc kết thúc thai kỳ, thời gian trung bình tiến triển giai đoạn là 9 ± 4,7 ngày 2. Kết quả thai kỳ của thai phụ song thai 1 bánh rau 2 buồng ối có HCTMST - Trong 43 thai phụ được chẩn đoán HCTMST chúng tôi có 10 thai phụ theo dõi thai kỳ tự nhiên, 33 thai phụ phẫu thuật laser quang đông theo hai kỹ thuật: 12 thai phụ phẫu thuật đông các cầu nối mạch và 21 thai phụ phẫu thuật đông máu dây rốn chọn lọc. - Nhóm thai phụ theo dõi thai kỳ tự nhiên có kết cục thai kỳ kém: 2 trường hợp sẩy thai, 2 trường hợp đẻ non và 6 trường hợp thai lưu. Có 01 sơ sinh sống sau sinh 28 ngày tuy nhiên có biến chứng thần kinh nặng (bại não). - Nhóm thai phụ phẫu thuật laser quang đông điều trị HCTMST o Sau can thiệp phẫu thuật, thời gian giữ thai được thêm trung bình là 85,67 ± 46,70 tuần, thời gian trung bình nằm viện sau phẫu thuật là 5,0 ± 2,93 ngày. o Không ghi nhận biến chứng mẹ nào sau phẫu thuật, có 4 trường hợp biến chứng thai kỳ sau phẫu thuật 7 ngày là 3 trường hợp thai lưu (9,09%) và 1 trường hợp vỡ ối sau phẫu thuật (3,03%). o Tuổi thai trung bình lúc sinh 33,76 ± 4,52 tuần, trong đó gần 70% đẻ non trước 37 tuần, điểm Apgar trung bình ở phút thứ 1 là 6,8 ± 2,4; phút thứ 5 là 7,8 ± 1,5. Cân nặng lúc sinh trung bình là 1999,5 ± 631gr trong đó hơn 80% cân nặng dưới 2500gr. Thời gian nằm viện sơ sinh trung bình là 13,9 ± 17,6 ngày. o Tỷ lệ sống ít nhất 1 thai là 84,9%, tỷ lệ sơ sinh sống chung là 53,0%. Trong số các sơ sinh sống sau sinh, không ghi nhận biến chứng thần kinh ngắn hạn.  KIẾN NGHỊ - Chẩn đoán HCTM song thai chủ yếu qua siêu âm, dựa vào tiêu chuẩn Quintero, nên tăng cường đào tạo, chia sẻ qui trình chẩn đoán với các tuyến để tăng cường chẩn đoán sớm HCTMST. - Điều trị HCTMST bằng laser quang đông mang lại kết quả khá khả quan nên khuyến nghị các tuyến chẩn đoán sớm và gửi đến các trung tâm y học bào thai để lên kế hoạch can thiệp kịp thời.  vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Định nghĩa song thai và hội chứng truyền máu 3 1.1.1. Song thai 3 1.1.2. Hội chứng truyền máu song thai 4 1.2. Sinh lý bệnh 5 1.2.1. Sự mất cân bằng giữa các cầu nối mạch 5 1.2.2. Đáp ứng của tim mạch với sự mất cân bằng tuần hoàn 7 1.3. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán 8 1.4. Chẩn đoán giai đoạn 10 1.4.1. Phân loại của Quintero 10 1.4.2. Phân loại của Cincinnati 11 1.4.3. Chẩn đoán phân biệt 11 1.5. Điều trị 14 1.5.1. Theo dõi không can thiệp 15 1.5.2. Chọc hút nước ối 15 1.5.3. Mở vách ngăn màng ối giữa hai thai 16 1.5.4. Hủy thai có chọn lọc 17 1.5.5. Đốt cầu nối mạch bằng laser qua nội soi buồng ối 18 1.6. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm và kết quả thai kỳ của hội chứng truyền máu song thai. 22 1.6.1. Trên thế giới 22 1.6.2. Trong nước 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Thời gian nghiên cứu 27 2.4 Phương pháp nghiên cứu 27 2.4.1. Thiết kê nghiên cứu 27 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.5. Quy trình nghiên cứu: 28 2.6. Biến số trong nghiên cứu 29 2.7. Kỹ thuật, công cụ thu thập và các tiêu chuẩn trong nghiên cứu 31 2.7.1. Thu thập số liệu 31 2.7.2. Công cụ 31 2.7.3. Các tiêu chuẩn trong nghiên cứu 31 2.8. Kế hoạch quản lý và phân tích số liệu, cách khống chế sai số và nhiễu 33 2.8.1. Quản lý và phân tích số liệu 33 2.8.2. Khống chế sai số và nhiễu 34 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu 35 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của thai phụ song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu 35 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu song thai 36 3.2. Kết quả thai kỳ song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu song thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 43 3.2.1. Kết quả thai kỳ chung của song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu song thai. 43 3.2.2. Kết quả thai kỳ của thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai theo dõi thai kỳ tự nhiên 45 3.2.3. Kết quả thai kỳ của thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai có phẫu thuật can thiệp 46 Chương 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng thai phụ song thai 1 bánh rau hai buồng ối được chẩn đoán HCTMST 53 4.2. Kết quả thai kỳ của song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu song thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 59 4.2.1. Kết quả thai kỳ chung của song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu song thai 59 4.2.2. Kết quả thai kỳ của thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai theo dõi thai kỳ tự nhiên 60 4.2.3. Kết quả thai kỳ của thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai có phẫu thuật can thiệp 61 KẾT LUẬN 71 KIẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHội chứng truyền máu trong song thaivi_VN
dc.titleĐặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ của song thai một bánh rau hai buồng ối mắc hội chứng truyền máu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 – 2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn.docx
  Restricted Access
3.58 MBMicrosoft Word XML
Luận văn bs Vinh.pdf
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn bảo vệ - bs Vinh.pdf
  Restricted Access
2.67 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.