Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2917
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNgô, Thị Thu Hương-
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Thường-
dc.contributor.authorĐặng, Quang Nhật-
dc.date.accessioned2021-12-09T03:32:44Z-
dc.date.available2021-12-09T03:32:44Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2917-
dc.description.abstractSốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Virus được truyền từ người bệnh qua người lành thông do muỗi đốt. Sốt xuất huyết gặp ở cả trẻ em và người lớn với biểu hiện lâm sàng đa dạng từ thể nhẹ không có triệu chứng đến thể nặng có nguy cơ tử vong cao khi không được xử trí đúng, kịp thời. Thang điểm ESDI được xây dựng như một công cụ tiên lượng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nhập viện trong 72 giờ đầu của bệnh. Mục tiêu: 1.Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ 08/2020 đến 07/2021. 2.Đánh giá giá trị của thang điểm ESDI trong tiên lượng sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em. Đối tượng nghiên cứu: 202 bệnh nhân chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nằm điều trị tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả theo loạt ca bệnh từ 8/2020 đến hết 7/2021. Kết quả: Nhóm 6 - 10 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 38,6%. Tỉ lệ nam: nữ là 1,5/1. Bệnh tập trung vào 4 tháng cuối năm, cao nhất vào tháng 11 với 31,7%. Tỉ lệ thể bệnh SXHD không có DHCB, có DHCB và SXHD nặng lần lượt là 55,5% : 38,6% : 5,9%. Triệu chứng phổ biến SXHD gồm sốt (100%), da xung huyết (91,1%), đau mỏi người (76,2%). Dấu hiệu cảnh báo hay gặp nhất ở ngày thứ 4, xuất huyết niêm mạc là dấu hiệu hay gặp nhất (62,2%). Giá trị thang điểm ESDI trong tiên lượng SXHD ở trẻ em : Điểm ESDI của nhóm SXHD nặng là 116 (106 - 118) cao hơn nhóm không nặng 97 (90 - 103) với p < 0,05. Giá trị tiên lượng của thang điểm ESDI : giá trị AUC 0,844 > 0,8; độ nhạy 66,7%, độ đặc hiệu 95,4% với giá trị cut-off 115,5; OR=115,5. Giá trị tiên đoán dương tính 46,2%, giá trị tiên đoán âm tính 97,9%. Thang điểm ESDI có giá trị phân tách tốt ở cả hai giới, ở nữ độ nhạy độ đặc hiệu lần lượt 66,7% và 98.3%; ở nam độ nhạy độ đặc hiệu lần lượt là 83,3% và 81,9%. Giá trị tiên đoán dương tính của nam là 22,7%, nữ là 66,7%. Thang điểm ESDI phân tách tốt ở những bệnh nhân chấm điểm vào ngày 3; nhóm tuổi 6 - 10 tuổi; nhóm không có tiền sử SXHD.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu sốt Dengue 3 1.1.3. Dịch tễ sốt xuất huyết Dengue 4 1.1.4. Cấu trúc và sinh lý bệnh sốt xuất huyết Dengue 5 1.1.5. Quá trình lây nhiễm sốt xuất huyết 9 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 10 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng 10 1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 13 1.2.3. Chẩn đoán 16 1.2.4. Phân loại SXH theo WHO 2009 16 1.3. Mô hình tiên lượng nặng sốt xuất huyết Dengue 17 1.3.1 Các mô hình tiên lượng nặng SXHD 17 1.3.2 Mô hình nhận dạng sớm SXHD nặng ESDI 18 1.4. Điều trị 22 1.4.1. Điều trị SXHD không có dấu hiệu cảnh báo 22 1.4.2. Điều trị SXHD có dấu hiệu cảnh báo 23 1.4.3. Điều trị SXH Dengue nặng 24 1.4.4. Tiêu chuẩn ra viện 26 1.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: 28 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: 28 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.4. Biến số và các chỉ số nghiên cứu: 29 2.2.5. Tiêu chuẩn xác định biến số 31 2.2.6. Cách chấm thang điểm ESDI 33 2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 35 2.2. Phân tích và xử lý số liệu 36 2.3. Khống chế sai số 36 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 37 3.1. Đặc điểm dịch tễ đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Tuổi 37 3.1.2. Giới 38 3.1.3. Địa dư 38 3.1.4. Phân bố bệnh nhân vào viện theo tháng 39 3.1.5. Thời điểm khám và nhập viện 39 3.1.6. Tiền sử đối tượng nghiên cứu 40 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 41 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 41 3.2.2. Đặc điểm xét nghiệm 45 3.3. Giá trị tiên lượng của thang điểm ESDI 48 3.3.1 Đặc điểm của nhóm chấm điểm ESDI 48 3.3.2. Giá trị tiên lượng của thang điểm 51 3.3.3 Khả năng phân tách của thang điểm ESDI theo một số yếu tố 52 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng sốt xuất huyết Dengue 56 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ 56 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 59 4.1.3. Đặc điểm xét nghiệm 65 4.2. Giá trị tiên lượng của thang điểm ESDI 68 4.2.1. Khả năng phân tách của thang điểm 69 4.2.2. Đánh giá khả năng tiên lượng của thang điểm ESDI với các yếu tố khác 71 4.3 Hạn chế của nghiên cứu 75 KẾT LUẬN 77 KHUYẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNhi khoavi_VN
dc.subject8720106vi_VN
dc.title“Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và ý nghĩa của thang điểm ESDI trong tiên lượng sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em”vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSdangquangnhat.docx
  Restricted Access
file word luận văn6.47 MBMicrosoft Word XML
2021THSdangquangnhat.pdf
  Restricted Access
file pdf luận văn2.53 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.