Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2849
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Cấn Thị Bích, Ngọc | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Thị, Hoài | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T09:15:30Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T09:15:30Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2849 | - |
dc.description.abstract | Đái tháo đường sơ sinh (ĐTĐSS) là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu không kiểm soát được khởi phát trong năm đầu đời nhưng hầu hết xuất hiện trước 6 tháng tuổi. Theo các nghiên cứu ở châu Âu, ước tính tỷ lệ mắc ĐTĐSS từ 1/90000 - 160000 ca sinh sống, chiếm khoảng 0,2% các trường hợp đái tháo đường (ĐTĐ) ở trẻ em. Cũng như các thể ĐTĐ khác, mục tiêu điều trị ĐTĐSS là phải kiểm soát, duy trì nồng độ glucose máu ở mức tối ưu, nhưng vẫn phải đảm bảo sự phát triển của trẻ. Kiểm soát glucose máu (KSGM) tốt giúp giảm nguy cơ các biến chứng, đặc biệt là hạ glucose máu và nhiễm toan xê tôn hay các biến chứng mạn tính khác do hậu quả của ĐTĐ gây ra. Tuy nhiên với đặc thù tuổi nhỏ, trẻ bú mẹ hoặc ăn liên tục, xét nghiệm glucose máu thường không phản ánh được hết tình trạng KSGM của bệnh nhân. Đồng thời, trẻ nhỏ thường nhạy cảm với insulin nên rất dễ hạ glucose máu sau khi tiêm insulin tác dụng nhanh. Trong khi đó, để xác định được liều insulin phù hợp với trẻ là không dễ dàng, lớp mỡ dưới da của trẻ lại mỏng. Không những vậy, việc chăm sóc, điều trị và theo dõi bệnh nhân ĐTĐSS cũng phụ thuộc rất lớn vào người chăm sóc trẻ. Do đó, việc KSGM ở những bệnh nhân này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh ĐTĐ và gia đình phải đối mặt với một bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc lâu dài thậm chí suốt đời, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc ĐTĐSS vĩnh viễn, đòi hỏi phải tuân thủ chế độ điều trị chặt chẽ cùng với sự ảnh hưởng về tâm lý đối với cả cha mẹ và bệnh nhân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc KSGM cho trẻ mắc ĐTĐSS. Hơn nữa, KSGM máu kém có liên quan đến việc tăng chi phí chăm sóc y tế cho bệnh nhân ĐTĐ. Mặc dù việc chẩn đoán, điều trị và KSGM ở trẻ ĐTĐSS đã có nhiều thành tựu và những bước tiến mới nhưng cho đến nay vẫn còn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017, có tới 69,6% bệnh nhân ĐTĐSS vĩnh viễn được điều trị với insulin và 12,5% bệnh nhân điều trị bằng sulfonylurea chưa đạt được mức KSGM tốt. Khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương là một trung tâm lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực các bệnh nội tiết, chuyển hóa, di truyền Nhi khoa hiện đang quản lý hơn 70 trường hợp trẻ được chẩn đoán ĐTĐSS từ năm 2000. Xuất phát từ những thực tế trên, đồng thời để góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả trong công tác điều trị ĐTĐSS và hạn chế các biến chứng của bệnh. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kết quả kiểm soát glucose máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ đái tháo đường sơ sinh” với các mục tiêu sau: 1. Nhận xét kết quả kiểm soát glucose máu ở trẻ đái tháo đường sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu ở trẻ đái tháo đường sơ sinh. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan đái tháo đường sơ sinh 3 1.1.1. Định nghĩa và phân loại 3 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 3 1.1.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đái tháo đường sơ sinh 5 1.1.4. Chẩn đoán đái tháo đường sơ sinh 6 1.1.5. Điều trị đái tháo đường sơ sinh 7 1.2. Kiểm soát glucose máu ở trẻ đái tháo đường sơ sinh 7 1.2.1. Tầm quan trọng của kiểm soát glucose máu ở trẻ ĐTĐSS 7 1.2.2. Các chỉ số theo dõi kiểm soát glucose máu 8 1.2.3. KSGM ở trẻ ĐTĐSS được điều trị với insulin 10 1.2.4. KSGM ở trẻ ĐTĐSS được điều trị với sulfonylurea 12 1.2.5. Kiểm soát glucose máu với chế độ dinh dưỡng ở trẻ ĐTĐSS 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu ở trẻ đái tháo đường sơ sinh 15 1.3.1. Thể lâm sàng 15 1.3.2. Liệu pháp điều trị và gen đột biến 16 1.3.3. Tuổi hiện tại của bệnh nhân 16 1.3.4. Tuổi chẩn đoán 16 1.3.5. Thời gian điều trị 17 1.3.6. Tuân thủ điều trị 17 1.4. Các nghiên cứu về kiểm soát glucose máu ở trẻ đái tháo đường sơ sinh 18 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 18 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 21 2.1.2. Thời gian nghiên cứu 21 2.2. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu: 22 2.4. Các biến số, phương pháp và công cụ thu thập thông tin 22 2.4.1. Các biến số cho đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 22 2.4.2. Các biến số cho mục tiêu 1 23 2.4.3. Các biến số cho mục tiêu 2 26 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 27 2.6. Đạo đức nghiên cứu 29 Chương 3: KẾT QUẢ 30 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 30 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và thời gian mắc 30 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 31 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng 31 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo liệu pháp điều trị 32 3.1.5. Đặc điểm về thời gian điều trị 32 3.2. Nhận xét kết quả kiểm soát glucose máu 33 3.2.1. Kết quả kiểm soát glucose máu theo chỉ số glucose 33 3.2.2. Kết quả KSGM theo chỉ số HbA1c 36 3.3. Một số yếu tố liên quan đếm KSGM ở trẻ đái tháo đường sơ sinh 39 3.3.1. Liên quan giữa KSGM và liệu pháp điều trị 39 3.3.2. Liên quan giữa KSGM và tuân thủ điều trị 40 3.3.3. Liên quan giữa KSGM và gen đột biến 40 3.3.4. Liên quan giữa KSGM và thời gian điều trị 41 3.3.5. Liên quan giữa KSGM và tuổi hiện tại 41 3.3.6. Liên quan giữa KSGM và tuổi chẩn đoán 42 Chương 4: BÀN LUẬN 43 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và thời gian mắc bệnh 43 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 44 4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng 44 4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo liệu pháp điều trị 45 4.1.5. Đặc điểm thời gian điều trị ở bệnh nhân ĐTĐSS 45 4.2. Nhận xét kết quả kiểm soát glucose máu 46 4.2.1. Kết quả kiểm soát glucose máu theo chỉ số glucose 46 4.2.2. Kết quả KSGM theo chỉ số HbA1c 49 4.2.3. Khảo sát một số biến chứng cấp tính do KSGM 50 4.3. Một số yếu tố liên quan đến KSGM ở trẻ đái tháo đường sơ sinh 52 4.3.1. Liên quan giữa KSGM và liệu pháp điều trị 52 4.3.2. Liên quan giữa KSGM và tuân thủ điều trị 53 4.3.3. Liên quan giữa KSGM và gen đột biến 54 4.3.4. Liên quan giữa KSGM và thời gian điều trị 54 4.3.5. Liên quan giữa KSGM và tuổi hiện tại 55 4.3.6. Liên quan giữa KSGM và tuổi chẩn đoán 55 KẾT LUẬN 57 KHUYẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Kiểm soát glucose máu | vi_VN |
dc.subject | Đái tháo đường sơ sinh | vi_VN |
dc.title | Nghiên cứu kết quả kiểm soát glucose máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ đái tháo đường sơ sinh | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THSNguyenThiHoai.docx Restricted Access | 585.98 kB | Microsoft Word XML | ||
2021THSNguyenThiHoai.pdf Restricted Access | 1.72 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.