Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2848
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Lê Bảo, Tiến-
dc.contributor.advisorVũ Văn, Cường-
dc.contributor.authorPhạm Hồng, Phong-
dc.date.accessioned2021-12-07T09:13:57Z-
dc.date.available2021-12-07T09:13:57Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2848-
dc.description.abstractTrượt đốt sống là sự dịch chuyển bất thường ra trước hoặc ra sau của thân đốt sống phía trên so với đốt sống phía dưới nó.1 Hệ quả là làm thay đổi cấu trúc giải phẫu và mất vững cột sống. Bệnh có tỷ lệ mắc vào khoảng 6% dân số.2 Tại Hoa Kỳ, trượt đốt sống là một gánh nặng kinh tế lớn với chi phí điều trị trực tiếp ước tính khoảng 80 đến 100 tỷ đô la mỗi năm và các chi phí gián tiếp đáng kể khác về tàn tật và giảm năng suất lao động.3–5 Hiện nay, chẩn đoán TĐS thắt lưng chủ yếu vẫn dựa vào các biểu hiện lâm sàng như đau thắt lưng, dấu hiệu chèn ép rễ, dấu hiệu bậc thang... cùng với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như X quang, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính. Các phương tiện CĐHA này không những giúp chẩn đoán xác định TĐS mà còn chẩn đoán được TĐS cả ra trước và ra sau cùng với các bệnh lí mất vững cột sống khác mang lại những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bện nhân. Về điều trị, trượt đốt sống thắt lưng phần lớn được điều trị bảo tồn. Phẫu thuật được đặt ra khi có sự mất vững, chèn ép thần kinh làm suy giảm chức năng cột sống. Phẫu thuật giải ép, nắn chỉnh và làm vững lại cấu trúc cho cột sống là vấn đề then chốt trong điều trị bệnh lý này. Ngày nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, từ mổ mở truyền thống cho đến phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như: giải ép thần kinh đơn thuần, ghép xương sau bên hoặc ghép xương liên thân đốt. Như với tất cả các bệnh lý cột sống khác, điều quan trọng là phải cân nhắc một cách có hệ thống tỷ lệ rủi ro và lợi ích của mỗi phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân. Trong các phương pháp phẫu thuật, ghép xương liên thân đốt lối sau (PLIF) đã có sự phát triển vượt bậc kể từ khi Cloward mô tả phẫu thuật này lần đầu tiên vào năm 1952.6 Năm 1982, Harms và Rolinger giới thiệu phương pháp ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (TLIF).7 Kể từ đó, TLIF đã trở thành một trong những phương pháp ghép xương hiệu quả nhất mặc dù nó có tính xâm lấn cao và được báo cáo là có tỷ lệ biến chứng lên đến 25%.8 Với sự ra đời của phẫu thuật cột sống ít xâm lấn (MISS), Foley và Lefkowitz đã giới thiệu phương pháp ít xâm lấn ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (MIS - TLIF) vào đầu những năm 2000.9 Kể từ khi được giới thiệu, phương pháp này đã chứng minh được hiệu quả của nó, ít biến chứng hơn, ít mất máu trong phẫu thuật hơn, thời gian nằm viện và hồi phục ngắn hơn, và ít sử dụng thuốc giảm đau hơn sau phẫu thuật với kết quả lâm sàng và tỷ lệ liền xương tương tự so với mổ mở thông thường (TLIF).10,11 Do đó, đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp điều trị bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng là hết sức cần thiết. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về phương pháp này, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh nhóm bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng được phẫu thuật bằng phương pháp ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp. 2. Đánh giá kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Lịch sử các nghiên cứu về trượt đốt sống 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Việt Nam 5 1.2. Giải phẫu sinh lý cột sống thắt lưng 6 1.2.1. Đặc điểm chung của các đốt sống thắt lưng 6 1.2.2. Hệ thống dây chằng 8 1.2.3. Lỗ liên hợp gian đốt sống 9 1.2.4. Đĩa đệm cột sống thắt lưng 10 1.2.5. Một số bất thường về giải phẫu của rễ thần kinh vùng thắt lưng 11 1.2.6. Tam giác an toàn 12 1.2.7. Nhóm cơ lưng sau 12 1.2.8. Hình thái học cuống cung 14 1.2.9. Cân bằng chiều dọc cột sống vùng thắt lưng – cùng 16 1.3. Phân loại trượt đốt sống thắt lưng 22 1.3.1. Phân loại TĐS theo nguyên nhân 22 1.3.2. Phân loại TĐS theo mức độ 24 1.4. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và chẩn đoán bệnh lí TĐS thắt lưng 25 1.4.1. Đặc điểm lâm sàng 25 1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh bệnh lý TĐS thắt lưng 27 1.4.3. Chẩn đoán xác định 31 1.4.4. Chẩn đoán phân biệt 31 1.5. Điều trị bệnh lý TĐS thắt lưng 31 1.5.1. Điều trị bảo tồn 31 1.5.2. Phẫu thuật điều trị TĐS thắt lưng 32 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 42 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu 43 2.2.1. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu 43 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 43 2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43 2.2.4. Các bước tiến hành 43 2.3. Các nhóm biến số nghiên cứu 44 2.3.1. Thông tin chung 44 2.3.2. Thông tin trước phẫu thuật 44 2.3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 51 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 59 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 59 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 60 3.1.1. Tuổi, giới, nghề nghiệp 60 3.1.2. Thời gian diễn biến bệnh và điều trị nội khoa 63 3.1.3. Vị trí và mức độ trượt đốt sống 63 3.1.4. Nguyên nhân trượt đốt sống 64 3.2. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 65 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 65 3.2.2. Chẩn đoán hình ảnh 68 3.3. Kết quả điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng 71 3.3.1. Kết quả trong mổ 71 3.3.2. Kết quả khi ra viện 72 3.3.3. Kết quả điều trị sau mổ 6 tháng 74 3.3.4. Kết quả điều trị sau mổ 12 tháng 77 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 79 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 79 4.1.1. Tuổi 79 4.1.2. Giới 79 4.1.3. Nghề nghiệp 80 4.1.4. Thời gian diễn biến bệnh và điều trị nội khoa trước mổ 81 4.1.5. Nguyên nhân trượt 82 4.1.6. Vị trí trượt 83 4.2. Đặc điểm lâm sàng của trượt đốt sống thắt lưng 84 4.2.1. Triệu chứng cơ năng 84 4.2.2. Triệu chứng thực thể 85 4.2.3. Mức độ giảm chức năng cột sống theo ODI 87 4.3. Đặc điểm hình ảnh học của bệnh trượt đốt sống thắt lưng 87 4.3.1. Hình ảnh X quang qui ước 87 4.3.2. Hình ảnh X quang động 88 4.3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ 89 4.4. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 89 4.4.1. Kết quả gần 89 4.4.2. Kết quả xa 94 KẾT LUẬN 98 KIẾN NGHỊ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttrượt đốt sốngvi_VN
dc.subjectphẫu thuật ít xâm lấnvi_VN
dc.subjectTLIFvi_VN
dc.subjectMIS - TLIFvi_VN
dc.titleKết quả điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợpvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTphamhongphong.doc
  Restricted Access
31.01 MBMicrosoft Word
2021NTphamhongphong.pdf
  Restricted Access
3.95 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.