Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2839
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS.TS. Lê, Thị Hương-
dc.contributor.authorTRẦN, THỊ TRANG-
dc.date.accessioned2021-12-07T09:06:50Z-
dc.date.available2021-12-07T09:06:50Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2839-
dc.description.abstractDinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với bệnh nhân. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng bệnh nhân nằm viện chiếm tỷ lệ từ 20 – 50%.1 2 Suy dinh dưỡng làm gia tăng các biến chứng sau mổ, làm kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.3 Gần đây, vấn đề dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm thấu đáo.4 Đối với bệnh nhân phẫu thuật, dinh dưỡng càng đóng vai trò quan trọng. Suy dinh dưỡng làm gia tăng các biến chứng phẫu thuật như: nhiễm trùng vết mổ, xì bục miệng nối, chậm lành vết thương…Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng còn liên quan đến các biến chứng khác như: viêm phổi, nhiễm trùng huyết…5 6 Ở bệnh nhân chấn thương, suy dinh dưỡng cũng là yếu tố liên quan đến bệnh suất và tử suất, kéo dài thời gian nằm viện.7 Về bệnh lý ngoại khoa và dinh dưỡng có một vài nghiên cứu như nghiên cứu của Phạm Văn Năng8 trong năm 2006 về yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của biến chứng nhiễm trùng sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật bụng, nghiên cứu của Nguyễn Thùy An năm 2010 về tình trạng nhiễm trùng vết mổ và suy dinh dưỡng tại bệnh viện Chợ Rẫy.5 Những nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tiền phẫu khá cao (55,7% theo Phạm Văn Năng,8 56,7% theo Nguyễn Thùy An5 ) và hầu như không có xu hướng giảm qua nhiều năm.9 10 Tại bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự (2011) cho thấy: tỷ lệ SDD của bệnh nhân phẫu thuật theo SGA là 66,4% (BMI<18,5 là 51,3%) trong khi ở khoa thận tỷ lệ SDD là 62,3% (BMI<18,5 là 33,7%), khoa tiêu hóa là 52,2% (BMI<18,5 là 27,5%).11 Do vậy, việc cải thiện hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí cho bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa là công việc quan trọng và cấp thiết. Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh là bệnh viện trực thuộc tỉnh Nghệ An. Hàng tháng trung bình khoa Ngoại tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân, trong đó phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị trung bình 10-20 ca/tháng. Tuy nhiên các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại đây còn chưa có. Với mong muốn khảo sát được tình hình dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật và xác định được một số yếu tố liên quan, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị với bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân phẫu thuật trong đó có bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa và hạn chế các biến chứng, giảm chi phí y tế cũng như thời gian nằm viện cho bệnh nhân liên quan đến dinh dưỡng, đồng thời để nắm rõ thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa của khoa ngoại để khoa Dinh dưỡng bệnh viện đa khoa thành phố Vinh sớm triển khai kế hoạch suất ăn bệnh lý nhằm nuôi dưỡng, điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020 - 2021” với các mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân trước và sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020 - 2021. 2. Mô tả thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020 - 2021.  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectDinh dưỡngvi_VN
dc.titleTÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020-2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0976.pdf
  Restricted Access
1.36 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.