Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2838
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS PHẠM, Văn Phú | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN, THỊ PHÁP | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T09:06:39Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T09:06:39Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2838 | - |
dc.description.abstract | Hành vi ăn uống khi còn ở đại học có thể tác động sâu sắc đến thói quen, lối sống cả phần đời còn lại của người trưởng thành và ảnh hưởng tới nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá sau này1. Khi bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên (SV) phải đối diện với nhiều thách thức để có thể duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thực phẩm có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm như thức ăn đường phố, căn tin, bếp ăn tập thể, bên cạnh đó là các loại thực phẩm chế biến nhanh với hàm lượng chất béo bão hoà cao cũng như ít tiêu thụ trái cây, rau quả và thường xuyên bỏ bữa2. Cả nước ta hiện tại có gần 2 triệu sinh viên cao đẳng, đại học3, đây được coi là lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai gần của đất nước. Trong tất các ngành nghề của sinh viên thì sinh viên y khoa luôn được xếp vào nhóm có áp lực học tập cao nhất4. Mặc dù, sinh viên y khoa được cho là có đầy đủ kiến thức về chế độ ăn lành mạnh hơn so với sinh viên những ngành khác nhưng dường như đây không phải là lợi thế để giúp họ có thể thực hành dinh dưỡng tốt hơn so với các nhóm ngành còn lại5. Một nghiên cứu ở Trung Quốc còn cho thấy sinh viên y khoa có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính do thói quen ăn uống cao hơn so với sinh viên các ngành khác6. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu tập trung trên SV như Trịnh Xuân Đàn (2007) nghiên cứu trên SV mới nhập vào các trường ĐH Thái Nguyên7, Đỗ Hồng Cường (2010) nghiên cứu trên SV giáo dục thể chất Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội8, Phạm Văn Phú (2011) đã khảo sát tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và một số yếu tố ảnh hưởng ở SV năm nhất trường ĐH Y Hà Nội9, Năm 2014, Nguyễn Thị Đan Thanh đã nghiên cứu trên SV đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch10, và gần đây, Trương Thị Ngọc Đường đã nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của sinh viên cao đẳng Y tế Cần Thơ (2019)11. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên, hầu như chưa có nghiên cứu nào về TTDD và khẩu phần của SV. Trường Đại học Tây Nguyên với đặc điểm tuyển sinh khá chuyên biệt, hầu hết chỉ nhận các sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh thành Tây Nguyên. Khu vực này, hiện vẫn đang là nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành cao nhất cả nước12. Giáo dục y khoa được coi là một trong những chương trình đòi hỏi về khả năng chịu đựng áp lực học tập và đam mê nghề nghiệp cao nhất, có thể có nhiều những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của sinh viên13. Thói quen ăn uống lành mạnh và một tình trạng dinh dưỡng tốt là vô cùng cần thiết đối với sinh viên y khoa, vì họ là bác sĩ tương lai, là hình mẫu về thực hành hành vi sức khoẻ. Việc họ có kinh nghiệm trong thực hiện lối sống lành mạnh không chỉ giúp ích cho bản thân họ mà còn có ích cho các bệnh nhân của họ sau này6. Vì những lý do trên, đề tài : “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại đại học Tây Nguyên năm 2021” đã được thực hiện với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên năm 2021. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên năm 2021. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Dinh dưỡng | vi_VN |
dc.title | TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ 4 VÀ THỨ 5 TẠI ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NĂM 2021 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0975.pdf Restricted Access | 1.93 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.