Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2836
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | TS. Nguyễn Thị, Hồng Diễm | - |
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Lê, Thị Hoàn | - |
dc.contributor.author | ĐẶNG, THỊ LUYẾN | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T09:05:41Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T09:05:41Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2836 | - |
dc.description.abstract | Ăn nhiều trái cây và rau quả cùng với hoạt động thể chất đầy đủ là rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường, tim mạch và tăng cường sức khỏe tinh thần trẻ vị thành niên.1 Chế độ ăn không hợp lý và thiếu vận động thể lực là các hành vi nguy cơ đang có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại các nước đang phát triển khi mức sống được cải thiện, thực phẩm ngày càng sẵn có và đa dạng, sự tiếp cận với các dịch vụ ngày càng tăng.2 Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy hầu hết trẻ vị thành niên (VTN) ở các nước đã tham gia không ăn đủ khẩu phần trái cây, rau quả hàng ngày và không một quốc gia nào có số trẻ vị thành niên đáp ứng mức độ hoạt động thể lực hàng ngày được khuyến nghị.3,4 Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 26% học sinh tiểu học và 27% học sinh trung học cơ sở (THCS) chỉ ăn một bữa mỗi ngày, hơn 80% học sinh có tiêu thụ đồ ngọt hoặc đồ uống ngọt mỗi ngày.5,6 Tỷ lệ trẻ vị thành niên ăn trái cây và rau ít nhất một lần trong ngày ở Ba Lan và Cộng hòa Séc lần lượt là 49% và 36%.7 Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy tỷ lệ ăn rau và trái cây đủ theo yêu cầu ở học sinh trung học (ít nhất 2 phần trái cây và 5 phần rau mỗi ngày) rất thấp (15,6% đối với rau và 19,0% đối với trái cây).8 Chỉ một bộ phận nhỏ học sinh trung học tại châu Âu (17,9% học sinh nam và 10,7% học sinh nữ) có hoạt động thể lực đầy đủ dựa trên hướng dẫn của WHO.9 Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ lệ học sinh lứa tuổi vị thành niên có thể lực đạt tiêu chuẩn còn thấp, chiếm tỷ lệ từ 30% - 68,2%.10,11 Sự chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi thiếu niên là giai đoạn hình thành tính cách độc lập, cũng như hình thành thói quen và lối sống lâu dài ở mỗi cá nhân. Do đó, thói quen ăn uống không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực (HĐTL) hình thành trong giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trong tương lai.12,13 Việc hiểu rõ hơn về các hành vi ở lứa tuổi học sinh là cần thiết để phòng ngừa và quản lý hiệu quả các rủi ro liên quan bệnh tật. Huyện An Dương là huyện ngoại thành phía Tây của thành phố Hải Phòng. Trong những năm gần đây, mạng lưới và quy mô các trường học trong toàn huyện ngày càng ổn định và phát triển, từng bước đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, trong đó bậc trung học cơ sở có 16 trường công lập. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về chế độ ăn và hoạt động thể lực của học sinh tại đây. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Chế độ ăn, hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học cơ sở An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng năm 2019” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả chế độ ăn và hoạt động thể lực của học sinh trường Trung học cơ sở An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng năm 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến chế độ ăn và hoạt động thể lực của học sinh trường Trung học cơ sở An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng năm 2019. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Y tế công cộng | vi_VN |
dc.title | CHẾ ĐỘ ĂN, HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN DƯƠNG, HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0972.pdf Restricted Access | 1.85 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.