Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2827
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Phạm Huy, Tuấn Kiệt | - |
dc.contributor.author | TRỊNH, THANH LOAN | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T09:03:52Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T09:03:52Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2827 | - |
dc.description.abstract | Trong thế giới hiện đại ngày nay, con người đang được chứng kiến những thái cực đối lập trong y tế, đó là: những tiến bộ to lớn nhờ công nghệ mới đưa lại hạnh phúc cho con người cùng tồn tại với những thiếu thốn cực độ; tuổi thọ của ở một số quốc gia ở Châu Phi chỉ còn bằng nửa các nước giàu do sự tàn phá của đại dịch HIV/AIDS; nỗi sợ hãi các bệnh dịch mới nổi như SARS, SARS – Covid 2, cúm gia cầm hay các căn bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm thần...ngày càng gia tăng ở cả các nước giàu và các nước nghèo. Trong báo cáo của mình, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organizaton – WHO) đã khẳng định, nhân lực là trung tâm của mỗi hệ thống, là yếu tố cơ bản cho mọi thành tựu y tế. Phát triển các nhân viên y tế có năng lực, có động lực là điều cần thiết để khắc phục các nút thắt hiện nay để đạt được các mục tiêu y tế ở tầm quốc gia và trên toàn cầu1. Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế trên quy mô toàn cầu đang có một sự thiếu hụt nghiêm trọng. Theo ước tính của WHO, có 57/192 quốc gia thiếu nhân viên y tế (NVYT). Cần phải có thêm 4,3 triệu nhân viên y tế, trong đó có 2,4 triệu bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh để đáp ứng nhu cầu y tế. Sự thiếu hụt này, ngoài nguyên nhân do sự thiếu chuẩn bị nguồn nhân lực đầu vào còn có những nguyên nhân khác như di cư, thay đổi nghề nghiệp, nghỉ hưu sớm do sức khỏe và sự an toàn1. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, thiếu hụt nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nghiêm trọng, cần được xem xét như một phần không thể tách rời trong việc củng cố hệ thống y tế. Như vậy trong bối cảnh hiện nay, giữ chân nhân viên y tế là rất quan trọng đối với hiệu suất của hệ thống y tế, và một vấn đề quan trọng là làm thế nào tốt nhất để thúc đẩy, giữ chân nhân viên y tế2,3.Và sự hài lòng đối với công việc là một trong những điều quan trọng nhất đối với việc hiệu quả và năng suất của nguồn nhân lực4,5. Sự hài lòng trong công việc của NVYT sẽ thúc đẩy nhân viên và nâng cao hiệu quả, góp phẩn cải thiện hiệu suất và sự hài lòng của bệnh nhân. Ngược lại, sự không hài lòng sẽ dấn đến tình trạng căng thẳng và kiệt sức của nhân viên, doanh thu và chất lượng dịch vụ của tổ chức giảm và càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhân lực6. Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Theo niên giám thống kê tháng 12/2018, dân số Bắc Ninh là 1.247.454 người, trong đó nam giới chiếm 49,2 %, nữ giới 50,8%. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã7. Ngành Y tế Bắc Ninh hiện có 4.011 công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 1.351 bác sỹ, 203 dược sỹ đại học, đạt tỷ lệ 10.8 bác sỹ/10.000 dân; với 4.370 giường bệnh, đạt tỷ lệ 35,1 giường/10.000 dân 8. Trong xu thế tổ chức bộ máy y tế từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn9,10, ngành y tế Bắc Ninh nói chung và hệ thống y tế dự phòng các tuyến cũng gặp phải những thách thức về nhân lực trong quá trình tổ chức lại và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của đơn vị. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tỉnh Bắc Ninh được thành lập vào tháng 10/2017 trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, số liệu, tài liệu, hồ sơ, chương trình, dự án và các vấn đề khác có liên quan của 04 Trung tâm và 01 bộ phận, gồm: Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và bộ phận bảo vệ sức khỏe lao động môi trường thuộc Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động môi trường và giám định y khoa11. Trong vòng gần 03 năm kể từ khi sáp nhập, nhân lực của Trung tâm đã có nhiều biến đổi so với ban đầu. Những biến động về nhân lực có thể có từ việc nghỉ hưu, điều động công tác, tuyển dụng và đặc biệt là từ việc xin thôi việc, chuyển việc mà đáng chú ý nhất là đội ngũ bác sỹ của Trung tâm (01 bác sỹ xin chuyển đơn vị và 06 bác sỹ bỏ việc). Câu hỏi mà các nhà lãnh đạo và quản lý đặt ra là thực trạng nhân lực và mức độ hài lòng đối với công việc của NVYT tại TTKSBT tỉnh Bắc Ninh như thế nào? Nhằm tìm hiểu vấn đề này và giúp các nhà quản lý có thông tin thêm tham khảo để duy trì và nâng cao động lực cho đội ngũ NVYT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh năm 2020” | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Quản lý bệnh viện | vi_VN |
dc.title | Thực trạng nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh năm 2020 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0924.pdf Restricted Access | 1.79 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.