Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2821
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS. TS. Nguyễn, Quang Dũng | - |
dc.contributor.advisor | TS. Nguyễn, Trọng Hưng | - |
dc.contributor.author | ĐỒNG, THỊ PHƯƠNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T09:02:42Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T09:02:42Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2821 | - |
dc.description.abstract | Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa glucid, protein, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh1. Theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), năm 2019 số người trưởng thành mắc ĐTĐ trên toàn thế giới là 463 triệu người, dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 20452. Tại Việt Nam, năm 2017 có 3,53 triệu người (20 – 79 tuổi) mắc ĐTĐ, năm 2019 là 3,78 triệu người và ước tính đến năm 2045 sẽ tăng lên 6,3 triệu người3. Bệnh ĐTĐ không còn là căn bệnh của “sự giàu có”, tỷ lệ bệnh ĐTĐ gia tăng ở khắp mọi nơi, rõ rệt nhất ở các nước thu nhập trung bình trên thế giới4. Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng trên khắp cơ thể như các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, hoại tử chi, tổn thương mắt, thần kinh… những biến chứng này không những làm giảm chất lượng cuộc sống còn là một gánh nặng đối với nền kinh tế quốc gia. Ước tính tổn thất trong GDP trên toàn thế giới từ năm 2011 – 2030 bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp của bệnh ĐTĐ là 1,7 nghìn tỷ USD, bao gồm 900 tỷ USD cho các nước thu nhập cao và 800 tỷ USD cho các nước thu nhập thấp và trung bình4. Tại Việt Nam, chi phí điều trị bệnh ĐTĐ năm 2017 là 765,6 triệu USD, ước tính đến năm 2045 tăng lên 1085,3 triệu USD3. Theo WHO, ĐTĐ là “căn bệnh của lối sống” do dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân béo phì, ít hoạt động thể lực làm cho tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 gia tăng nhanh chóng. ĐTĐ tập trung ở các nước đang phát triển do việc tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, ít rau và trái cây, lối sống ít vận động và sự đô thị hóa. Tại các nước này, tỷ lệ béo phì, ĐTĐ ngày càng tăng, lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Đây thực sự là hồi chuông báo động đối với các nước đang phát triển5,6. Cho đến nay chưa có phác đồ điều trị khỏi bệnh đái tháo đường, tuy nhiên nếu được quản lý và điều trị đúng người bệnh ĐTĐ có cuộc sống gần như bình thường. Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho người bệnh ĐTĐ type 2 ở bất kì loại hình điều trị nào, một chế độ dinh dưỡng đúng, hoạt động thể lực hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, theo dõi đường huyết thường xuyên là hành vi khuyến cáo cho người bệnh ĐTĐ type 24,5. Nghiên cứu năm 2016 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã xác định được một số yếu tố liên quan dẫn đến thừa cân, béo phì như không luyện tập thể dục, thể thao, khẩu phần ăn dư thừa năng lượng, khẩu phần ăn không cân đối 3 chất sinh năng lượng, ăn quá nhiều protein, lipid hoặc quá ít glucid7. Các nghiên cứu cũng cho thấy thừa cân/béo phì là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2, đặc biệt béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh8–10. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng giúp nhân viên y tế có cơ sở dữ liệu để khuyến cáo và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, đồng thời giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh, tiên lượng bệnh, từ đó kiểm soát và dự phòng các biến chứng của ĐTĐ type 2 chính xác hơn. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn… giúp nhân viên y tế có cái nhìn khái quát về thực trạng bệnh, từ đó đưa ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp công tác chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng điều trị. Chính vì vậy đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2020” được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2020. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Dinh dưỡng | vi_VN |
dc.title | TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH NĂM 2020 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0917.pdf Restricted Access | 2.26 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.