Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2809
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | GS.TS. Lưu, Ngọc Hoạt | - |
dc.contributor.author | BÙI THỊ, NGỌC MINH | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T08:59:50Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T08:59:50Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2809 | - |
dc.description.abstract | Già hóa dân số đang là xu hướng chung của thế kỷ XXI diễn ra ở tất cả các quốc gia và khu vực 1. Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) trong tổng dân số đã tăng lên từ 8,1% năm 1999 lên 8,6% năm 2009 và 10,2% năm 2014 2. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2016, tỉ số phụ thuộc dân số (tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi lao động 15-59) được dự báo tăng gấp hơn ba lần, từ 14% năm 2014 lên 43% năm 2049. Tỷ lệ NCT chính thức vượt tỷ lệ trẻ em (từ 0-14 tuổi) vào năm 2040 3. Do quá trình lão hóa làm giảm sức đề kháng, khả năng hấp thu dinh dưỡng, dự trữ kém… dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm của cả gia đình và xã hội. Ở Việt Nam đã có một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT, tuy nhiên phần lớn các dịch vụ này mới được triển khai tại nhà hoặc tại các cơ sở dưỡng lão mà NCT thường phải ở đó cả ngày lẫn đêm, còn các dịch vụ CSSK ban ngày cho NCT hiện chưa được triển khai nhiều, trong khi nhu cầu của các dịch vụ này dường như là khá cao, nhất là tại các khu đô thị lớn khi ban ngày người thân trong gia đình đi làm, đi học chỉ còn NCT già yếu ở nhà, các cụ sẽ dần cảm thấy cô đơn, mệt mỏi ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần nhất là với những người mắc bệnh mạn tính và người không có khả năng tự chăm sóc bản thân… Đặc biệt là ở tất cả các thành phố lớn hiện đều có những khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng hiện đại với nhiều nhà cao tầng nên mật độ dân cư rất cao. Người dân tại các khu đô thị này thường có điều kiện kinh tế khá giả, nhiều người có bố mẹ là NCT đang sống ở quê, muốn đưa ra thành phố chăm sóc nhưng do con cháu hàng ngày phải đi làm, đi học đành phải để bố mẹ ở nhà một mình, thậm chí phải khoá cửa ngoài, dẫn đến không an toàn và NCT thường không hài lòng nên lại muốn về quê làm cho con cháu ở thành thị không yên tâm. Vì vậy, việc xác định nhu cầu và tổ chức các dịch vụ CSSK ban ngày cho NCT, đặc biệt là ở các khu đô thị mới là một nghiên cứu cần được triển khai. Hà Nội là một thành phố trực thuộc trung ương đồng thời cùng là đô thị loại đặc biệt 4, quy mô dân số tính đến năm 2019 hơn 8 triệu người 5 với mật độ tập trung cao, tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế tăng nhanh với rất nhiều khu đô thị mới. Người dân ở các khu đô thị này phần lớn là những người đến từ các tỉnh, thành phố khác nên rất nhiều gia đình có nhu cầu đưa bố mẹ, ông, bà là NCT ra chăm sóc. Vậy thì liệu người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc ban ngày không? Và mức gia sẵn sàng mà họ chi trả cho dịch vụ này là bao nhiêu? Chính vì vậy, Dự án đã đề xuất triển khai đề tài “Dịch vụ chăm sóc ban ngày tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở một số khu đô thị mới của Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan”, với những mục tiêu sau: 1. Mô tả nhu cầu tham gia và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc ban ngày tại các trung tâm CSSK người cao tuổi ở một số khu đô thị mới của Hà Nội năm 2021. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tham gia và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc ban ngày tại các trung tâm CSSK người cao tuổi ở một số khu đô thị mới của Hà Nội năm 2021. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Y học dự phòng | vi_VN |
dc.title | DỊCH VỤ CHĂM SÓC BAN NGÀY TẠI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI Ở MỘT SỐ KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0898.pdf Restricted Access | 1.45 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.