Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2781
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Đặng Thị, Việt Hà-
dc.contributor.advisorTS. Nguyễn, Bảo Ngọc-
dc.contributor.authorNÔNG, THỊ TRƯNG-
dc.date.accessioned2021-12-07T08:54:09Z-
dc.date.available2021-12-07T08:54:09Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2781-
dc.description.abstractViêm thận bể thận (VTBT) là nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu cao gồm nhu mô thận, bể thận. Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 250.000 trường hợp VTBT cấp mỗi năm, trong đó có hơn 100.000 trường hợp nhập viện.1 Viêm thận bể thận cấp không biến chứng thường có tiến triển thuận lợi nếu được điều trị đúng và đủ. Tuy nhiên, khi có các yếu tố thuận lợi bệnh thường có biến chứng và hay tái phát, bệnh nhân có thể tử vong khi có nhiễm khuẩn nặng gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và suy thận nặng.2 Trong viêm thận bể thận mạn, tổn thương thận là do tình trạng nhiễm khuẩn dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Viêm thận bể thận mạn tính đi kèm quá trình xơ hóa thận từ từ và có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý thận mạn tính.2 Tác giả TH.Goodship và cộng sự nghiên cứu 255 bệnh nhân viêm thận bể thận mạn (VTBTM) cho thấy tại thời điểm nghiên cứu có 117 bệnh nhân có creatinin máu > 90 μmol/l chiếm tỉ lệ 45,9%.3 Theo Phan Thị Bích Hồng (2001) nghiên cứu tại khoa thận - tiết niệu bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 1997 - 2000 trong 974 số bệnh nhân suy thận mạn thì 17% có nguyên nhân viêm thận bể thận mạn.4 Các biểu hiện lâm sàng, sinh hóa của bệnh thận mạn tương ứng với sự giảm số lượng nephron chức năng và mức lọc cầu thận. Bệnh thận mạn diễn biến qua nhiều giai đoạn và nhiều năm ảnh hưởng lớn sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Mặc dù những cải tiến đáng kể đã được thực hiện trong chăm sóc lâm sàng nhưng bệnh thận mạn vẫn là gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn, ảnh hưởng đến 10 - 15% dân số và tỷ lệ hiện mắc của nó không ngừng tăng lên.5 Do vậy đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân viêm thận bể thận cấp, mạn để nhằm mục tiêu xác định chức năng thận tại thời điểm nhập viện có thể đưa ra các liệu trình điều trị can thiệp phù hợp nhằm hạn chế tối đa sự suy giảm chức năng thận trước mắt và lâu dài. Trong thực hành lâm sàng hiện nay có nhiều phương pháp để đánh giá chức năng thận: Đo độ thanh thải creatinin, độ thanh thải ure, định lượng Cystatin C…. Xác định độ thanh thải là kỹ thuật chuẩn mực dể đánh giá mức lọc cầu thận.6 Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào việc điều trị và dự phòng viêm thận bể thận có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát chức năng thận ở bệnh nhân viêm thận bể thận tại thời điểm nhập viện" nhằm hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát chức năng thận (Ure, Creatinin, Mức lọc cầu thận ước tính) ở bệnh nhân viêm thận bể thận tại thời điểm vào viện tại khoa thận tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chức năng thận ở nhóm bệnh nhân trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectNội khoavi_VN
dc.titleKHẢO SÁT CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN BỂ THẬN TẠI THỜI ĐIỂM NHẬP VIỆNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0947.pdf
  Restricted Access
1.49 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.