Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2777
Title: NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP TRONG CA LỌC MÁU THẬN NHÂN TẠO LẦN ĐẦU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
Authors: KHÚC THỊ, THÚY NGÀ
Advisor: PGS.TS ĐINH THỊ, KIM DUNG
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease - CKD) và bệnh thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease – ESRD) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, không ngừng gia tăng trên toàn thế giới và chi phí điều trị toàn diện cho các bệnh nhân này là rất lớn. Theo số liệu thống kê, ước tính trên thế giới có khoảng 11% - 13% dân số mắc BTM1 và BTM đứng thứ 11 trong các nguyên nhân gây tử vong năm 2016.2 Riêng tại Mỹ, tính đến năm 2017 số bệnh nhân BTMGĐC lên đến 746557 người và tổng chi phí cho cả bệnh nhân BTM và BTMGĐC vượt quá 120 tỷ đô la.3 Khi bệnh thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, chức năng thận bị suy giảm trầm trọng thì liệu pháp điều trị thay thế thận bao gồm lọc máu thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận là cần thiết để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Năm 2010, trên toàn thế giới có khoảng 2,6 triệu người được điều trị thay thế thận, ước tính đến năm 2030, số bệnh nhân cần được điều trị thay thế thận lên đến 4,5 triệu người. Trong đó, các bệnh nhân được điều trị bằng thận nhân tạo chu kì chiếm chủ yếu.4 Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 10000 ca bệnh mới cùng với gần 1 triệu người suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu.5 Thận nhân tạo chu kì đã mang lại cuộc sống cho phần lớn những bệnh nhân BTMGĐC, song phương pháp điều trị này cũng đi kèm rất nhiều biến chứng, đặc biệt là những biến chứng xảy ra trong khi lọc máu, đòi hỏi phải can thiệp kịp thời nếu không bệnh nhân có thể sẽ tử vong nhanh chóng. Sự thay đổi huyết áp trong quá trình lọc máu bao gồm cả tăng HA và tụt HA là biến chứng rất phổ biến: 5% - 30% đối với biến chứng tụt HA6–8 và 5% - 15% đối với biến chứng tăng HA.9,10 Cả hai biến chứng này đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân BTMGĐC.11–15 Ở nước ta, nguyên nhân suy thận mạn chủ yếu là viêm cầu thận mạn, bệnh tiến triển âm thầm, triệu trứng lâm sàng không rầm rộ, bệnh nhân không đi khám bệnh và thời gian điều trị bảo tồn ngắn. Do vậy, những bệnh nhân BTMGĐC nhập viện lần đầu trong tình trạng hội chứng ure máu cao, thiếu máu nặng, rối loạn điện giải, rối loạn thăng bằng toan kiềm … và phải lọc máu cấp cứu. Đây cũng là các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến huyết động của bệnh nhân BTMGĐC trong những ca lọc máu lần đầu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp trong ca lọc máu thận nhân tạo lần đầu ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát sự thay đổi huyết áp trong ca lọc máu thận nhân tạo lần đầu ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối tại Trung tâm Thận tiết niệu – Lọc máu bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi huyết áp trong ca lọc máu thận nhân tạo lần đầu ở các bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2777
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0942.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.