Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2746
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS.TS. Nguyễn, Hữu Tú-
dc.contributor.authorNGUYỄN, BÁ TUÂN-
dc.date.accessioned2021-12-07T08:44:41Z-
dc.date.available2021-12-07T08:44:41Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2746-
dc.description.abstractThay khớp háng là 1 trong những phẫu thuật phổ biến ở bệnh viện việt đức. Theo ước tính, đến năm 2020 sẽ có hơn 30.000 bệnh nhân có nhu cầu thay khớp háng 1. Đa số những bệnh nhân có chỉ định là do gãy cổ xương đùi trên bệnh nhân loãng xương ở người cao tuổi. Cường độ đau sau phẫu thuật khớp háng được xếp vào nhóm vừa đến nặng 2. Vì thế, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ hồi phục sau mổ, khả năng tập phục hồi chức năng sớm cũng như tỷ lệ các biến chứng khác sau mổ (tắc mạch, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu...). Việc giảm đau sau mổ vì thế không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của bệnh nhân mà còn nhằm đảm bảo chắc chắn đến sự thành công của cuộc phẫu thuật. Tại Việt nam, giảm đau sau phẫu thuật khớp háng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây 3. Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng bệnh viện mà áp dụng các biện pháp giảm đau khác nhau. Từ đơn giản nhất là dùng các thuốc dạng uống, đường tĩnh mạch 2, gây tê tại vết mổ 4... Đến những phương pháp giảm đau tối ưu hơn như morphine tuỷ sống, giảm đau ngoài màng cứng 5. Gần đây, với sự trợ giúp của siêu âm, các kỹ thuật gây tê vùng chọn lọc được áp dụng rộng rãi 6. Có thể kể đến, như gây tê khoang thắt lưng 7. Gây tê cơ vuông thắt lưng 8. Gây tê khoang mạc chậu (Fascia Iliaca Nerve Block-FINB) được đề cập lần đầu tiên vào năm 1989 bởi tác giả Dalen và cộng sự như là 1 kỹ thuật thay thế gây tê 3 trong 1 ở trẻ em 9. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu chứng minh sự hiệu quả của FINB trên bệnh nhân phẫu thuật chi dưới nói chung và thay khớp háng nói riêng 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29. Tại Việt nam, Chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Chính vì vậy, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật khớp háng của gây tê khoang mạc chậu với gây tê ngoài màng cứng”, với 2 mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật khớp háng của gây tê KMC dưới hướng dẫn của siêu âm và gây tê NMC bằng catheter truyền liên tục ropivacain 0,2%. 2. So sánh các tác dụng phụ không mong muốn của 2 phương pháp.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectGây mê hồi sứcvi_VN
dc.titleSO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT KHỚP HÁNG CỦA GÂY TÊ KHOANG MẠC CHẬU VỚI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0041.pdf
  Restricted Access
2.24 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.