Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2731
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Võ Trương, Như Ngọc-
dc.contributor.authorNGUYỄN THỊ, NGỌC LAN-
dc.date.accessioned2021-12-07T08:38:36Z-
dc.date.available2021-12-07T08:38:36Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2731-
dc.description.abstractLưỡi là một cơ quan quan trọng, giúp con người thực hiện các chức năng vùng miệng mặt như mút, nhai, nuốt, phát âm, ngôn ngữ. Lưỡi có nhiều chuyển động khác nhau bao gồm: nâng lên, hạ xuống, kéo ra sau, đưa ra trước, đưa sang hai bên. Phanh lưỡi là nếp niêm mạc chạy dài từ bụng lưỡi cho tới ranh giới giữa niêm mạc miệng và lợi dính ở phía sau răng cửa hàm dưới. Dính lưỡi là một tình trạng mà đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa hàm dưới do phanh lưỡi ngắn. Trong răng hàm mặt, dính lưỡi là một tình trạng phức tạp liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau từ răng trẻ em, nha chu tới phẫu thuật trong miệng Tỷ lệ dính lưỡi theo y văn là từ 0,88% đến 12,8%. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sơ sinh (1,72%-10,7%), ở người lớn là 0,1-2,08%.1 Chẩn đoán và quản lý bệnh dính lưỡi ở trẻ em từ lâu vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Dính lưỡi làm trẻ khó hoạt động lưỡi, gây ra các vấn đề như khó ăn, khó bú, rối loạn phát âm và các vấn đề xã hội… Có rất nhiều cách phân loại mức độ dính lưỡi như phân loại của Horton (1969), Kotlow (1999), Garcia Pola (2002), Ruffoli (2005), Martinelli (2013). Các cách phân loại này áp dụng cho các độ tuổi khác nhau. Phân loại tật dính lưỡi của Martinelli (2013) cho trẻ nhỏ dựa trên đặc điểm giải phẫu của phanh lưỡi và các chức năng bú mút, nuốt, hoạt động phối hợp. Phân loại này có rất nhiều ưu điểm trong chẩn đoán và chỉ định can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật tạo hình phanh lưỡi là điều trị cơ bản cho bệnh dính lưỡi. Hiện có ba phương pháp phẫu thuật chính là cắt bằng dao mổ thường, cắt bằng dao điện và cắt bằng Laser. 2 Trên thế giới cũng như Ở Việt nam hiện chưa có nghiên cứu nào nói về loại dính lưỡi nào ưu tiên được chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật nào. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy phẫu thuật tạo hình phanh lưỡi bằng Laser mang lại hiệu quả cao như vô trùng tốt, không đau, không chảy máu, liền thương tốt, hạn chế tối đa sang chấn và xâm nhập. Hiện tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề vị trí phanh lưỡi ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng ở trẻ nhỏ như bú, mút, nuốt cũng như chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả tạo hình phanh lưỡi bằng Laser trên trẻ nhỏ. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu có tên: “Kết quả phẫu thuật tạo hình phanh lưỡi bằng Laser Diode trên trẻ em dính lưỡi tại bệnh viện nhi trung ương” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh dính lưỡi và chỉ định phẫu thuật tạo hình phanh lưỡi bằng laser Diode ở bệnh nhi tại khoa Răng hàm mặt, bệnh viện nhi Trung Ương trong thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. 2. Đánh giá kết quả tạo hình phanh lưỡi bằng Laser Diode trên bệnh nhi dính lưỡi.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectRăng hàm mặtvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH PHANH LƯỠI BẰNG LASER DIODE TRÊN TRẺ EM DÍNH LƯỠI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0023.pdf
  Restricted Access
3.14 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.