Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2727
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS.TS. Lê, Thanh Hải-
dc.contributor.authorNGUYỄN, ANH TUẤN-
dc.date.accessioned2021-12-07T08:34:44Z-
dc.date.available2021-12-07T08:34:44Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2727-
dc.description.abstractMô hình bệnh tật của một quốc gia, một địa phương hay một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương, cộng đồng đó. Nghiên cứu cơ cấu bệnh của một khoa, một bệnh viện có ý nghĩa thiết thực trong công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp, điều trị, dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học1. Với vai trò là bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của cả nước, Bệnh viện Nhi Trung ương là địa chỉ tin cậy của người bệnh và các bệnh viện tuyến dưới. Trong đó Khoa Cấp cứu và Chống độc là nơi tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân nặng được chuyển đến từ mọi vùng miền. Do vậy mô hình bệnh cấp cứu và tử vong trẻ em hiện nay đang là vấn đề được các nhà quản lý y tế hết sức quan tâm. Tại các nước phát triển, mô hình bệnh tật ở nhóm bệnh không truyền nhiễm và truyền nhiễm đang có sự đảo chiều và ngược lại nhóm bệnh truyền nhiễm ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vẫn ngày một gia tăng2. Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm tỷ suất tử vong như mục tiêu thiên niên kỷ 4 đã đề ra. Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đều giảm mạnh trong vòng hai thập kỷ qua. Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là 14/1000 trẻ sinh sống, giảm hơn một nửa so với cách đây 20 năm. Khu vực thành thị có tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 8,2 và 16,7 trẻ em tử vong trên 1000 trẻ em sinh sống). Tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) của Việt Nam năm 2019 là 21 trẻ tử vong/1000 trẻ sinh sống, giảm hơn một nửa so với năm 1999 (56,9 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống). Tuy vậy, vẫn còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn3. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng dẫn tới tình trạng tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trong 24 giờ đầu vào viện bao gồm: tình trạng bệnh nặng, đặc điểm cơ địa, sự phát triển của dịch vụ khám, cấp cứu, điều trị bệnh cho trẻ và các điều kiện kinh tế - xã hội. Dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay còn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là cấp cứu và hồi sức cấp cứu, phương tiện, nhân sự vận chuyển người bệnh; mô hình chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dưới; điều kiện giao thông, liên lạc…Bên cạnh đó là hệ thống cấp cứu Nhi khoa hiện nay còn yếu kém và thiếu tính đồng bộ4,5,6,7 Tuy nhiên, tại Bệnh viện Nhi Trung ương còn ít dữ liệu khoa học hệ thống, chi tiết và được cập nhật liên tục về mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em đến khám và điều trị cấp cứu. Nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện nay trong lĩnh vực cấp cứu và chống độc nhi khoa góp phần xây dựng giải pháp làm giảm tỷ lệ tử vong trong 24 giờ tại Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài “Mô hình bệnh tật và tử vong tại khoa Cấp cứu Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả mô hình bệnh tật của bệnh nhân vào khoa Cấp cứu và Chống độc từ tháng 6/2019 – 5/2020 theo ICD-10. 2. Xác định một số nguyên nhân tử vong chính trong 24 giờ đầu của bệnh nhân vào khoa Cấp cứu và Chống độc.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectNhi - Hồi sứcvi_VN
dc.titleMÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG TẠI KHOA CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0019.pdf
  Restricted Access
1.69 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.