Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2711
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Thanh Tú-
dc.contributor.authorDương, Thế Ngọc-
dc.date.accessioned2021-12-07T08:12:04Z-
dc.date.available2021-12-07T08:12:04Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2711-
dc.description.abstractBán trật khớp vai (BTKV) là một biến chứng phổ biến của bệnh liệt nửa người sau tai biến mạch máu não (TBMMN). BTKV được định nghĩa là sự trật khớp một phần hoặc không hoàn toàn của khớp ổ chảo – cánh tay hoặc dịch chuyển cách xa nhau giữa đầu xương cánh tay và ổ chảo trong khi đầu xương cánh tay tiếp xúc với ổ chảo xương vai.1,2 Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 17% đến 81%.3 Khoảng một phần ba bệnh nhân Nhồi máu não (NMN) có xu hướng bị BTKV và luôn có nguy cơ đau vai khi bị BTKV.4,5 Người bệnh BTKV nếu không được điều trị kịp thời có thể gây đau vai tay, tổn thương thần kinh, làm giảm chức năng vận động chi trên và ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng vận động của người bệnh, tăng thời gian nằm viện.6,7 Vì vậy, quản lý BTKV phải là một phần quan trọng của phục hồi chức năng chi trên. Việc giảm tỷ lệ cũng như điều trị BTKV trong TBMMN luôn là một thách thức. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về các phương pháp để điều trị BTKV như: đeo đai nâng vai, đặt tư thế, kích thích điện thần kinh cơ, kích thích điện chức năng,... nhưng kết quả của các phương pháp này vẫn còn chưa được như mong đợi. Sự khó khăn trong việc điều trị BTKV với các phương pháp hiện có đòi hỏi các bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên cứu liên tục tìm ra các phương pháp khác để đạt hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, các phương pháp phục hồi khác nhau để giảm bớt BTKV đã được phát triển và điều tra từ nhiều thập kỷ.8 Một số nghiên cứu ở nước ngoài về việc áp dụng phương pháp điện châm điều trị BTKV ở bệnh nhân liệt nửa người cho thấy có hiệu quả khả quan.9 Điện châm có tác dụng làm dịu cơn đau, kích thích hoạt động các cơ, tăng cường dinh dưỡng các tổ chức… Bên cạnh đó, tập vận động giúp cải thiện, phục hồi hoặc tăng cường chức năng thể chất; tăng cường sức khỏe, tăng khả năng thích ứng của cơ thể. Phương pháp phối hợp điện châm, tập vận động và đeo đai vai trong điều trị BTKV ở bệnh nhân NMN đã được áp dụng tại một số cơ sở lâm sàng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phương pháp phối hợp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai trên bệnh nhân bán trật khớp vai có liệt nửa người sau nhồi máu não” với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai trên bệnh nhân bán trật khớp vai có liệt nửa người sau nhồi máu não. 2. Mô tả một số yếu tố của người bệnh liên quan đến kết quả điều trịvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về bán trật khớp vai theo Y học hiện đại 3 1.1.1. Giải phẫu chức năng khớp vai 3 1.1.2. Bán trật khớp vai theo Y học hiện đại 6 1.1.3. Bán trật khớp vai ở bệnh nhân liệt nửa người sau Nhồi máu não 10 1.2. Tổng quan về Bán trật khớp vai do Nhồi máu não theo Y học cổ truyền 13 1.2.1. Khái niệm 13 1.2.2. Nguyên nhân 13 1.2.3. Phân loại thể bệnh 16 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về BTKV trên thế giới và tại Việt Nam 17 1.4. Tổng quan về phương pháp điện châm trong điều trị Bán trật khớp vai do Nhồi máu não 19 1.4.1. Đại cương về phương pháp châm cứu 19 1.4.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học hiện đại 21 1.4.3. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học cổ truyền 21 1.4.4. Tai biến và cách xử trí 22 1.4.5. Phương pháp chọn huyệt trong điện châm 23 1.4.6. Tổng quan về phương huyệt sử dụng trong điện châm Bán trật khớp vai do Nhồi máu não 24 1.5. Tổng quan về phương pháp vận động trị liệu và đeo đai ở bệnh nhân Bán trật khớp vai sau Nhồi máu não 26 1.5.1. Vận động trị liệu 26 1.5.2. Đeo đai vai 30 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại 31 2.1.2.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền 31 2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ 32 2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu 32 2.2.1. Chất liệu nghiên cứu 32 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 32 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu 33 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.4.2. Cỡ mẫu 33 2.4.3. Phương pháp chọn mẫu 34 2.4.4. Phương pháp ghép cặp 34 2.4.5. Quy trình kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu 35 2.4.6. Các chỉ số, biến số nghiên cứu 37 2.5. Thu thập và xử lý số liệu 40 2.5.1. Quy trình nghiên cứu 40 2.5.2. Xử lý số liệu 41 2.6. Các sai số trong nghiên cứu 41 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 41 Chương 3: KẾT QUẢ 43 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 43 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 44 3.1.3. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 44 3.1.4. Tiền sử bệnh nền của đối tượng nghiên cứu 45 3.2. Kết quả điều trị 46 3.2.1. Khoảng cách Bán trật khớp vai và đau vai 46 3.2.2. Cơ lực vai 47 3.2.3. Tầm vận động khớp vai 48 3.2.4. Chức năng vận động chi trên theo điểm FMA 49 3.2.5. Thể bệnh Y học cổ truyền 50 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 51 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị Bán trật khớp vai 51 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến cải thiện tổng điểm FMA 53 Chương 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 56 4.1.1. Về tuổi 56 4.1.2. Về giới 57 4.1.3. Một số đặc điểm tổn thương bệnh lý 57 4.1.4. Về tiền sử bệnh nền 58 4.2. Kết quả điều trị của điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai 59 4.2.1. Về kết quả điều trị khoảng cách Bán trật khớp vai 59 4.2.2. Về kết quả điều trị đau vai 60 4.2.3. Về kết quả điều trị cơ lực và tầm vận động khớp vai 62 4.2.4. Về kết quả điều trị chức năng vận động chi trên theo điểm FMA 63 4.2.5. Về kết quả điều trị theo thể bệnh Y học cổ truyền 64 4.3. Một số yếu tố của người bệnh liên quan đến kết quả điều trị 64 4.3.1. Các yếu tố liên quan đến Bán trật khớp vai sau điều trị 64 4.3.2. Các yếu tố liên quan đến cải thiện tổng điểm FMA 65 KẾT LUẬN 67 KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại Học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectBán Trật khớp vaivi_VN
dc.subjectĐiện châmvi_VN
dc.subjectNhồi máu nãovi_VN
dc.subjecttập vận độngvi_VN
dc.subjectđeo đaivi_VN
dc.titleĐánh giá tác dụng của điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai trên bệnh nhân bán trật khớp vai có liệt nửa người sau nhồi máu nãovi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
DƯƠNG THẾ NGỌC - NỘP THƯ VIỆN.doc
  Restricted Access
4.47 MBMicrosoft Word
DƯƠNG THẾ NGỌC - NỘP THƯ VIỆN.pdf
  Restricted Access
1.86 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
DƯƠNG THẾ NGỌC - NỘP THƯ VIỆN.pptx
  Restricted Access
5.31 MBMicrosoft Powerpoint XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.