Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2701
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | BÙI THỊ MỸ HẠNH | - |
dc.contributor.author | TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-07T06:45:01Z | - |
dc.date.available | 2021-12-07T06:45:01Z | - |
dc.date.issued | 2021-12 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2701 | - |
dc.description.abstract | Qua nghiên cứu 342 trường hợp u lympho tế bào B lớn được chẩn đoán tại trung tâm GPB-Sinh học phân tử Bệnh viện K trong thời gian từ 1/2019 đến tháng 1/2021 chúng tôi nhận thấy: 1. ULBL hay gặp nhất ở nhóm tuổi: 60-69 (chiếm 28,7%), chủ yếu gặp tại hạch, các vị trí khác gặp với tỷ lệ ít hơn.Nam giới hay gặp hơn nữ.Tỷ lệ nam/nữ:1,39/1. 2. ULTBL, típ không đặc biệt (NOS) có tỷ lệ cao nhất (71,6%).Típ tâm mầm (GCB) chiếm tỷ lệ thấp hơn típ không tâm mầm (non-GCB). Kế đến là ULBĐC (9,4%); ULBLTT (2,6%); ULTBL nguyên phát của hệ thần kinh trung ương (2,0%); ULBGT/giàu mô bào (2,3%); ULTBL có EBV dương tính (0,9%); Còn lại các típ khác có tỷ lệ thấp hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. 3. 91,8% các trường hợp có cấu trúc dạng lan tỏa. Các cấu trúc khác như cấu trúc nốt hoặc nốt phối hợp lan tỏa chiếm tỷ lệ ít hơn, tương ứng 2,6% và 4,7%. Đặc biệt, cấu trúc dạng nốt (6/9 trường hợp, chiếm 66,7%) và mô đệm tăng sinh xơ (7/9 trường hợp, chiếm 77,8%), xâm nhập bạch cầu ái toan kèm theo đặc điểm tế bào lớn đa hình thái với nhân nhiều thùy múi lại hay gặp trong típ ULBL nguyên phát trung thất (tuyến ức). Típ ULBKXL, có đặc điểm trung gian giữa Hodgkin và ULTBL, NOS cũng hay gặp đặc điểm trên. Có nhiều đại thực bào trong mô u gợi “hình ảnh bầu trời sao” gặp trong 69,6% các ULBĐC. 4. Trên 90% các típ ULBL có CD20 (+). Có 2/342 trường hợp (1,2%) ULBL có CD20 âm tính. ULTBL, NOS có kiểu hình miễn dịch bất thường dương tính CD5 cũng gặp trong 5,3% các trường hợp ULTBL, NOS, thường tiên lượng xấu. ULBL có CD30 dương tính chiếm 4,5%, chủ yếu gặp trong các típ như ULBLTT hoặc ULTBL có EBV dương tính. 5. Các trường hợp HE có đặc điểm hình thái tế bào có hạt nhân lớn (19/32 trường hợp ULBĐC, chiếm 59,4%), nằm chính giữa nhân (53,1% ULBĐC) giống nguyên bào miễn dịch hoặc nguyên bào lympho hoặc mô đệm xâm nhập nhiều đại thực bào tạo nên hình ảnh “bầu trời sao” giống Burkitt hoặc típ ULTBL, NOS nhưng có “DE” hoặc “TE” đặc biệt lại là típ tâm mầm thì sẽ gặp nhiều trong típ ULBĐC.Các đặc điểm hình thái trên có thể gặp trong một số típ khác như ULTBL nguyên phát hệ thần kinh trung ương… 6. Có 32 trường hợp ULBĐC được làm FISH cho gen C-MYC để xác định sự tái sắp xếp của gen có 18/32 trường hợp có chuyển vị gen (56,25%).Tất cả 18 trường hợp này sẽ được làm FISH cho gen BCL2 và BCL6 .Trong đó có 8/18 trường hợp có tái sắp xếp gen BCL2 (44,4%) và 3/18 trường hợp (16,7%) có tái sắp xếp gen BCL6. Căn cứ tiêu chuẩn phân loại mới của WHO 2016 thì có 7 trường hợp “Double-Hit” lymphoma (trong đó 6 trường hợp có chuyển vị C-MYC với BCL2; 1 trường hợp có chuyển vị c-MYC với BCL6) và 1 trường hợp “Trible-Hit” lymphoma (có tái sắp xếp đồng thời cả 3 gen C-MYC, BCL2 và BCL6). | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương u lympho không Hodgkin 3 1.2. Dịch tễ học u lympho không Hodgkin 3 1.3. Chẩn đoán 3 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 3 1.3.2. Xét nghiệm 4 1.4. Lịch sử phân loại u lympho 4 1.4.1. Phân loại của Luckes và Collins, ở Mỹ, Kiel 1974 ở châu Âu 4 1.4.2. Phân loại u lympho không Hodgkin nhóm tế bào B lớn của WHO 2008 5 1.5. Giới thiệu phân loại mới của WHO 2016 6 1.5.1. Các phân típ trong nhóm u lympho không Hodgkin tế bào B lớn 6 1.5.2. Giới thiệu những điểm cập nhật mới trong phân loại WHO 2016 7 1.6. Điều trị u lympho không Hodgkin nhóm tế bào B lớn. 33 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu 39 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 39 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: 39 2.3. Phương pháp nghiên cứu 39 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 39 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 39 2.3.3. Cách thức tiến hành 41 2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin 54 2.4. Xử lý số liệu 54 2.5. Phương pháp khống chế sai số 54 2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài 55 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56 3.1.1. Phân bố theo tuổi 56 3.1.2. Phân bố vị trí u 57 3.2. Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch 58 3.2.1. Đặc điểm mô bệnh học 58 3.2.2. Đặc điểm hóa mô miễn dịch 70 3.3. Tỷ lệ tái sắp xếp gen C-MYC, BCL2, BCL6 trong nhóm u lympho không Hodgkin tế bào B có độ ác tính cao. 73 Chương 4: BÀN LUẬN 80 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 80 4.1.1. Đặc điểm về tuổi 80 4.1.2. Đặc điểm về giới 80 4.1.3. Phân bố vị trí u 81 4.2. Đặc điểm MBH và HMMD các típ trong nhóm u lympho không Hodgkin nhóm tế bào B lớn 81 4.2.1. Tỷ lệ các phân típ của u lympho không hodgkin nhóm tế bào B lớn theo WHO 2016 81 4.2.2. Các phân típ dưới nhóm của u lympho không Hodgkin lan tỏa tế bào B lớn. 84 4.2.3. Đặc điểm MBH và HMMD của các típ trong nhóm U lympho không Hodgkin nhóm tế bào B lớn. 85 4.3. Tỷ lệ tái sắp xếp gen C-MYC, BCL2, BCL6 trong u lympho không Hodgkin tế bào B có độ ác tính cao 91 KẾT LUẬN 94 KHUYẾN NGHỊ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | higrade B cell lymphoma | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, HÓA MÔ MIỄN DỊCH VÀ TÁI SẮP XẾP GEN U LYMPHO KHÔNG HODGKIN NHÓM TẾ BÀO B LỚN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021CK2Truongthihoanglan.doc Restricted Access | 7.98 MB | Microsoft Word | ||
2021CK2Truongthihoanglan.pdf Restricted Access | 3.55 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.