Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2692
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyen Hoai, Bac-
dc.contributor.authorDuong Khanh, Duy-
dc.date.accessioned2021-12-07T04:13:12Z-
dc.date.available2021-12-07T04:13:12Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2692-
dc.description.abstractRối loạn cương dương là rối loạn tình dục phổ biến ở nam giới. Theo ước tính đến năm 2025, số lượng nam giới mắc rối loạn cương sẽ đạt 322 triệu người.1 Tình trạng này tuy không cần xử trí cấp cứu nhưng lại có thể gây ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của người đàn ông và hạnh phúc gia đình họ. Rối loạn cương dương gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, có nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm thần, hoặc do kết hợp. Các nguyên nhân thực thể chính của rối loạn cương bao gồm bệnh lý chuyển hóa và bệnh lý tim mạch. Đây là những bệnh lý phổ biến ở các nước phát triển, tuy nhiên gần đây đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Rối loạn trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, gây suy giảm chức năng và làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho xã hội. Trên thế giới ước tính có khoảng trên 264 triệu người mắc trầm cảm tương đương với 3,4% dân số toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới và là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu.2 Các biểu hiện của trầm cảm thường xuất hiện là buồn chán, mệt mỏi, giảm năng lượng, mất quan tâm thích thú trong các hoạt động. Từ lâu trầm cảm đã được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn cương dương. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng rối loạn cương dương có liên quan đến sự khởi phát của rối loạn trầm cảm3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm trên những người bệnh rối loạn cương dương được đề cập đến bao gồm những nam giới dưới 40 tuổi, sống độc thân và có sự suy giảm nồng độ testosterone trong máu. Trên thế giới, mối liên quan giữa các rối loạn tâm thần và rối loạn cương dương từ lâu đã được nghiên cứu, trong đó có rối loạn trầm cảm. Nhiều khuyến cáo đã đưa ra việc tầm soát trầm cảm ở những người bệnh mắc rối loạn cương và ngược lại, đánh giá chức năng cương ở những người mắc trầm cảm. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên những người bệnh rối loạn cương dương nhưng chưa đề cập đến mối quan hệ với rối loạn trầm cảm và những yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm trên những đối tượng này. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở nhóm người bệnh trênvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Rối loạn cương dương 3 1.1.1. Định nghĩa rối loạn cương dương 3 1.1.2. Cơ chế cương dương bình thường 3 1.1.3. Các nguyên nhân của rối loạn cương dương: 8 1.2. Rối loạn trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương 14 1.2.1. Định nghĩa và tỉ lệ 14 1.2.2. Đặc điểm lâm sàng 15 1.2.3. Cơ chế sinh bệnh học 19 1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương 25 1.3.1. Tuổi 25 1.3.2. Tình trạng hôn nhân 26 1.3.3. Hút thuốc lá 27 1.3.4. Tần số quan hệ tình dục 27 1.3.5. Tình trạng thủ dâm 27 1.3.6. Thời gian mắc rối loạn cương dương 28 1.3.7. Mức độ rối loạn cương dương 28 1.3.8. Diễn biến của rối loạn cương dương 29 1.3.9. Testosterone và hội chứng suy sinh dục 29 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và tại việt nam 30 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 30 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ trong nghiên cứu 33 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 33 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu 34 2.2.3. Các biến số trong nghiên cứu 34 2.2.4. Công cụ thu thập số liệu 39 2.2.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu 40 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 43 2.4. Đạo đức nghiên cứu 43 2.5. Sai số trong nghiên cứu 43 2.5.1. Sai số thông tin 43 2.5.2. Sai số nhớ lại 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45 3.1.1. Tuổi 45 3.1.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 45 3.1.3. Tiền sử cá nhân và gia đình 47 3.1.4. Đặc điểm hoạt động tình dục 48 3.1.5. Đặc điểm rối loạn cương dương của đối tượng nghiên cứu 49 3.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 50 3.2. Các đặc điểm trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 51 3.2.1. Tỉ lệ của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 51 3.2.2. Đặc điểm các triệu chứng chính của trầm cảm 52 3.2.3. Đặc điểm các triệu chứng phổ biến của trầm cảm 52 3.2.4. Đặc điểm các triệu chứng sinh học của trầm cảm 53 3.2.5. Đặc điểm khí sắc của người bệnh rối loạn cương dương có trầm cảm 53 3.2.6. Đặc điểm mất quan tâm thích thú 54 3.2.7. Đặc điểm mệt mỏi, giảm năng lượng 54 3.2.8. Đặc điểm giảm tập trung, chú ý 55 3.2.9. Đặc điểm giảm tự trọng, lòng tự tin 55 3.2.10. Đặc điểm suy nghĩ bị tội, không xứng đáng 56 3.2.11. Đặc điểm suy nghĩ bi quan về tương lai 57 3.2.12. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ 57 3.2.13. Đặc điểm triệu chứng ăn uống 58 3.2.14. Đặc điểm triệu chứng giảm đáp ứng cảm xúc 58 3.2.15. Đặc điểm triệu chứng thức giấc sớm 58 3.2.16. Đặc điểm triệu chứng thay đổi vận động tâm thần 59 3.2.17. Đặc điểm triệu chứng giảm ngon miệng 59 3.2.18. Đặc điểm triệu chứng giảm ham muốn tình dục 59 3.2.19. Thời gian biểu hiện các triệu chứng trầm cảm 60 3.2.20. So sánh một số đặc điểm giữa người bệnh có rối loạn trầm cảm và không có rối loạn trầm cảm 60 3.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương 61 3.3.1. Liên quan giữa một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu với trầm cảm 61 3.3.1.1 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và rối loạn trầm cảm 61 3.3.1.3. Mối liên quan giữa nơi sinh sống và rối loạn trầm cảm 62 3.3.1.4. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và rối loạn trầm cảm 62 3.3.1.5. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và rối loạn trầm cảm 62 3.3.2. Liên quan giữa trầm cảm và một số đặc điểm tình dục 63 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 66 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 66 4.1.1. Tuổi 66 4.1.2. Đặc điểm nhân khẩu học khác 67 4.1.3. Tiền sử cá nhân và gia đình 68 4.1.4. Đặc điểm hoạt động tình dục 69 4.1.5. Đặc điểm rối loạn cương dương 71 4.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 73 4.2. Các đặc điểm của trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương 73 4.2.1. Tỉ lệ của trầm cảm 73 4.2.2. Các triệu chứng chính của trầm cảm 74 4.2.3. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm 75 4.2.4. Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm 76 4.2.5. Đặc điểm triệu chứng khí sắc 76 4.2.6. Đặc điểm triệu chứng mất quan tâm thích thú 77 4.2.7. Đặc điểm mệt mỏi, giảm năng lượng 77 4.2.8. Đặc điểm giảm tập trung, chú ý 78 4.2.9. Đặc điểm giảm tự trọng, lòng tự tin 78 4.2.10. Đặc điểm suy nghĩ bị tội, không xứng đáng 78 4.2.11. Đặc điểm suy nghĩ bi quan về tương lai 79 4.2.12. Đặc điểm triệu chứng rối loạn giấc ngủ 79 4.2.13. Đặc điểm triệu chứng ăn uống 80 4.2.14. Đặc điểm triệu chứng giảm đáp ứng cảm xúc 80 4.2.15. Đặc điểm triệu chứng thức giấc sớm 81 4.2.16. Đặc điểm triệu chứng thay đổi vận động tâm thần 81 4.2.17. Đặc điểm triệu chứng giảm ngon miệng 81 4.2.18. Đặc điểm triệu chứng giảm ham muốn tình dục 81 4.2.19. Thời gian xuất hiện các triệu chứng trầm cảm 82 4.2.20. So sánh nhóm có trầm cảm và không trầm cảm về một số đặc điểm 83 4.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh rối loạn cương dương 83 4.3.1. Liên quan giữa một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu với trầm cảm 83 4.3.2. Liên quan giữa các đặc điểm tình dục và rối loạn trầm cảm 86 KẾT LUẬN 89 KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTâm thầnvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTduongkhanhduy.doc.docx
  Restricted Access
1.35 MBMicrosoft Word XML
2021NTduongkhanhduy.pdf.pdf
  Restricted Access
1.59 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.