Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2689
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Vũ, Khắc Lương-
dc.contributor.authorNGUYỄN THỊ, THANH TÂM-
dc.date.accessioned2021-12-06T08:29:22Z-
dc.date.available2021-12-06T08:29:22Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2689-
dc.description.abstractNgành Y tế là ngành đặc thù, nhân viên y tế (NVYT) cũng làm việc trong môi trường đặc thù, nhạy cảm. Dù vậy, nhân viên y tế luôn làm việc với tâm huyết và mong muốn hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh (NB). Tuy nhiên, hiện nay nhân viên y tế đang làm việc trong điều kiện khó khăn như phương tiện, nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật… thêm vào đó nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, phải chịu sức ép rất lớn nên ảnh hưởng phần nào đến thái độ, tâm lý của nhân viên y tế. Trong thời gian gần đây, tình hình mất an ninh trật tự tại các cơ sở y tế diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là nhân viên y tế bị bạo hành trong bệnh viện đang có xu hướng gia tăng với mức độ nguy hiểm hơn. Đôi khi giữa tâm lý của thân nhân người bệnh và nhân viên y tế không phù hợp với nhau nên có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Theo báo cáo của WHO, nhân viên y tế có nguy cơ bị bạo hành cao trên toàn thế giới. Khoảng 8% đến 38% nhân viên y tế bị bạo hành thể xác tại một số thời điểm trong sự nghiệp của họ. Nhiều người khác bị đe doạ hoặc bị xúc phạm 1. Theo số liệu từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong những vụ điển hình về mất an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh gần đây, đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (70%) và điều dưỡng (15%). 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%) và 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, thân nhân người bệnh 2. Đối tượng gây mất an ninh, bạo hành nhân viên tương đối phức tạp, bao gồm thân nhân người bệnh bị kích động hoặc bức xúc do không thông cảm, hiểu hết quá trình thăm khám điều trị của bác sĩ, nhân viên y tế. Bạo hành đối với nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận. Nó không chỉ có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tâm lý và thể chất của nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Hậu quả là, bạo hành này làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và đặt ra các nguy cơ về chăm sóc sức khoẻ. Nó cũng dẫn đến tổn thất tài chính to lớn trong ngành y tế. Hiện nay, nước ta chưa có một nghiên cứu nào về tình trạng bạo hành đối với nhân viên y tế, mới chỉ ghi nhận các trường hợp nặng được phát hiện và do báo chí đưa tin. Đặc biệt chưa thể thống kê đầy đủ về bạo hành tinh thần như nhục mạ, chửi bới…Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạng I thuộc Sở Y tế Hà Nội. Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận khám cho hơn 600 nghìn lượt người, điều trị nội trú cho 45 nghìn người bệnh. Số lượt NVYT tiếp xúc với người bệnh và thân nhân người bệnh là rất nhiều, khó tránh khỏi bị bạo hành trong quá trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, tại bệnh viện, tỷ lệ nhân viên y tế bị bạo hành chưa từng được thống kê và tìm hiểu nguyên nhân. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu nhân viên y tế từng bị người bệnh và thân nhân người bệnh bạo hành về thể xác/tinh thần? Những nguyên nhân nào dẫn đến việc bạo hành? Và những yếu tố nào có liên quan đến bạo hành nhân viên y tế. Để trả lời cho những câu hỏi trên, đề tài “Bạo hành nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020 và một số yếu tố liên quan” được tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bạo hành nhân viên y tế dưới góc nhìn của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới bạo hành nhân viên y tế trên đây.  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectQuản lý bệnh việnvi_VN
dc.titleBạo hành nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020 và một số yếu tố liên quanvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0978.pdf
  Restricted Access
1.82 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.