Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2687
Title: | TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN KIM BẢNG, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM NĂM 2019 |
Authors: | NGUYỄN, THỊ VINH |
Advisor: | PGS.TS. Đào Thị, Minh An |
Keywords: | Y tế công cộng |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Đại học Y Hà Nội |
Abstract: | Tăng huyết áp một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tim mạch và tăng huyết áp là một bệnh phổ biến1. Dân số toàn cầu hiện đang bị tăng huyết áp ước tính là hơn 1,5 tỷ người2. Khoảng 7,6 triệu ca tử vong sớm do tăng huyết áp, chiếm khoảng 13,5% tổng số toàn cầu2. Tại Việt Nam, một phần tư người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên, tương đương với khoảng 11 triệu dân mắc tăng huyết áp2. Khi con người già đi, hệ thống động mạch càng trở nên cứng hơn, thành động mạch càng trở nên kém đàn hồi và gây ra tăng huyết áp3. Một số khảo sát dịch tễ học được thực hiện ở Hoa Kỳ và Châu Âu kết luận rằng tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi nằm trong khoảng từ 53% đến 72%4. Một nghiên cứu gần đây nhất ở hai xã (tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam) nằm ở vùng núi phía Đông Bắc báo cáo rằng tỷ lệ tăng huyết áp chung là 47,3% trong dân số trên 18 tuổi (chủ yếu hơn 55 tuổi)2. Việt Nam là một trong những quốc gia già hóa nhanh nhất thế giới, với số lượng người cao tuổi ngày càng tăng5. Già hóa dân số ở Việt Nam là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm. Người cao tuổi ở Việt Nam thường bị bệnh không lây nhiễm và thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Kết quả khảo sát trên 1305 người cao tuổi ở 3 xã/phường thuộc khu vực Bắc, Trung và Nam năm 2007 cho thấy trung bình một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh với các nhóm bệnh phổ biến theo thứ tự giảm dần: giác quan, tim mạch, khớp, nội tiết - chuyển hóa, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, thận tiết niệu6. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đánh giá tăng huyết áp ở người trưởng thành nói chung trong đó có nhóm người cao tuổi như nghiên cứu của Phạm Thái Sơn (2012) với 58,2% tăng huyết áp ở nam và 53,4% ở nữ7, Hà TP Do (2014) có 46,4% nam tăng huyết áp và 37,6% nữ tăng huyết áp8, nhưng không có nhiều nghiên cứu mô tả mức độ phổ biến của tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ của người cao tuổi nói riêng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Phạm Thái Sơn cũng cho thấy sự khác biệt của tỷ lệ tăng huyết áp ở khu vực thành thị và nông thôn. Một nghiên cứu ở khu vực thuần nông như Trần Văn Long (Nam Định, 2015) với 62,7% nam tăng huyết áp và 48,1% nữ tăng huyết áp9, có nghiên cứu ở vùng miền núi1. Cùng với xu hướng già hóa dân số tại Việt Nam, dân số của Hà Nam cũng đang trong giai đoạn già hóa cần chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ngoài ra, Hà Nam là tỉnh đồng bằng, dân cư tuy không hoàn toàn là thuần nông nhưng có tỷ lệ dân cư khu vực nông thôn chiếm đa số và hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi tại khu vực có đặc điểm dân cư tương tự Hà Nam. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi Hà Nam là bao nhiêu, tình trạng người cao tuổi mắc tăng huyết áp biết tình trạng bệnh, được điều trị là bao nhiêu, tăng huyết áp ở người cao tuổi theo đặc điểm nhân khẩu học và hành vi nguy cơ như thế nào và có yếu tố nào liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Hà Nam. Để cung cấp thêm thông tin để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở khu vực đồng bằng có đặc điểm dân cư như Hà Nam nói chung và huyện Bình Lục, huyện Kim Bảng nói riêng, nghiên cứu có tên là “Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Bình Lục, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam năm 2019” được thực hiện với hai mục tiêu cụ thể: 1. Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2019. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2687 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THS0982.pdf Restricted Access | 1.99 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.