Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2677
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Trương Thị, Mai Hồng-
dc.contributor.authorNGUYỄN, TÂN HÙNG-
dc.date.accessioned2021-12-06T08:26:37Z-
dc.date.available2021-12-06T08:26:37Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2677-
dc.description.abstractNgộ độc cấp (NĐC) là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật, tử vong và để lại ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong năm 2004 ngộ độc cấp gây ra hơn 45.000 ca tử vong ở trẻ dưới 20 tuổi, chiếm 13% số ca tử vong do ngộ độc trên toàn thế giới. Tỉ lệ tử vong do ngộ độc ở các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập trung bình cao gấp bốn lần tử vong do ngộ độc cấp ở các nước phát triển1. Còn theo thống kê của Hiệp hội các trung tâm chống độc Hoa Kỳ (AAPCC), cứ 13-15 giây có một ca phơi nhiễm với chất độc, từ 2013 - 2018, mỗi năm có trung bình hơn 2 triệu ca (6 - 9 ca/1.000 dân) bị ngộ độc được báo cáo. Riêng năm 2018 có 2.099.751 ca ngộ độc, trong đó tỉ lệ ngộ độc ở trẻ em dưới 06 tuổi được ghi nhận là 37,7 ca/ 1.000 trẻ2. Điều này đã gây tiêu tốn khoảng 81 triệu USD mỗi năm cho điều trị ngộ độc cấp 3. Ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số lượng người bị ngộ độc cấp ngày một tăng cao, đặc biệt là trẻ em. Theo nghiên cứu của Long Nary được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung Ương 11/1997 - 10/2001 có 258 bệnh nhi NĐC chiếm tỉ lệ 0,3% số bệnh nhi nhập viện, tử vong 22 bệnh nhi chiếm 8,6% 4. Tỉ lệ tử vong do ngộ độc ở trẻ em Việt Nam năm 2007 chiếm 2% trong các nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong 5 trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Dụ và cộng sự, tỉ lệ này là 3,3% 6. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị ngộ độc đặc biệt là trẻ dưới 06 tuổi vì bản chất tò mò, hiếu động nên trẻ luôn leo trèo, tìm cách mở các nắp hộp , nếm các đồ vật trong tầm tay, luôn khám phá môi trường xung quanh và ăn những thứ có thể ăn được. Khi bị ngộ độc, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cấu trúc và chức năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh nên chịu sự tác động mạnh mẽ của các độc chất, điển hình như ngộ độc chì. Trong khi đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các loại hóa chất trong nông nghiệp, công nghiệp, các hóa chất bảo quản và chế biến thực phẩm đang được sử dụng tràn lan. Sự nhập khẩu và lưu thông ngày càng nhiều các loại thuốc, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, trong đó có một lượng đáng kể các thuốc kém phẩm chất, thuốc giả và những thuốc, hóa chất nhập lậu không rõ nguồn gốc càng làm tăng các vụ ngộ độc. Chính điều này cũng làm cho mô hình cũng nguyên nhân ngộ độc cấp có sự thay đổi theo thời gian. Điều này có làm thay đổi các hình thái lâm sàng của bệnh nhi hay không, nó có giúp ích được cho các bác sĩ lâm sàng trong việc điều trị cũng như có kế hoạch phòng tránh ngộ độc cấp hay không vẫn là câu hỏi cần câu trả lời cấp thiết. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, các nghiên cứu về ngộ độc cấp chỉ dừng lại ở mức độ riêng lẻ từng loại ngộ độc mà chưa có tính khái quát chung. Bên cạnh đó với sự ra đời của Trung tâm Cấp cứu- Chống độc vào tháng 08/2019 đòi hỏi nhu cầu phải xây dựng dữ liệu về các nhóm bệnh lý ngộ độc ở trẻ em. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nguyên nhân và kết quả điều trị ngộ độc cấp trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2017- 2020”với 2 mục tiêu: 1. Mô tả nguyên nhân vàlâm sàng ngộ độc cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2017- 2020. 2. Nhận xét kết quả điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2017- 2020.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectNHI – HỒI SỨCvi_VN
dc.titleNGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017- 2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0170.pdf
  Restricted Access
1.42 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.