Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2669
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Phạm, Như Hùng-
dc.contributor.advisorPGS.TS. Lê, Đình Tùng-
dc.contributor.authorTRƯƠNG, QUANG VIỆT-
dc.date.accessioned2021-12-06T08:24:14Z-
dc.date.available2021-12-06T08:24:14Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2669-
dc.description.abstractRối loạn nhịp tim (RLNT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các bệnh tim mạch 1,2. Tại Viện Tim mạch Việt Nam, tỉ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim chiếm 38,8% 3,4. Hội chứng nút xoang bệnh lý khá thường gặp trên lâm sàng 5; do nút xoang bị rối loạn, kèm theo nhiều bất thường về điện sinh lý tim. Hội chứng nút xoang bệnh lý chiếm khoảng 0,5-3,5/1000 người bệnh vào viện theo thống kê của Hệ thống chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ 6. Hội chứng nút xoang bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là ở người trên 50 tuổi. Bệnh gây ra nhịp quá chậm hoặc nhịp chậm không thích hợp (inappropriate bradycardia) làm giảm cung lượng tim, giảm tưới máu cơ quan đích gây choáng, ngất; nặng thêm các bệnh lý: suy tim sung huyết, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não, ... 6. Triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ của hội chứng nút xoang bệnh lý không phải lúc nào cũng có hoặc đầy đủ rõ rang; không ít trường hợp các triệu chứng chỉ xuất hiện vào một thời điểm ngắn nào đó rồi dừng lại và thời gian còn lại nhịp tim người bệnh trở về bình thường; do vậy nhiều người bệnh cần phải được tiến hành đo điện tâm đồ liên tục 5. Trong điều trị, đa số các trường hợp chỉ định cấy máy tạo nhịp là cần thiết để điều chỉnh nhịp tim. Người bệnh hội chứng nút xoang bệnh lý chiếm trên 50% các trường hợp có chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ở Mỹ 4. Trên thế giới tạo nhịp tim đầu tiên được thực hiện vào năm 1958 5. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử, điện sinh lý học đã làm cho máy tạo nhịp tim có bước tiến vượt bậc: từ máy tạo nhịp ngoài cơ thể cải tiến máy tạo nhịp một buồng cấy trong da đến máy tạo nhịp hai buồng, ba buồng có thể kết hợp với sốc điện chuyển nhịp. Tại Mỹ có khoảng 450.000 người bệnh tương đương với 0,26% dân số Mỹ sống chung với máy tạo nhịp 7. Chỉ định cấy máy tạo nhịp cho hội chứng nút xoang bệnh lý còn nhiều vấn đề phức tạp sau điều trị. Khá nhiều người bệnh sau cấy máy do nút xoang bệnh lý phải dùng thêm thuốc như thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông. Việc dùng thuốc chống loạn nhịp có thể làm thay đổi ngưỡng tạo nhịp cũng như ngưỡng nhạy cảm của tim; chưa kể đến hội chứng nút xoang bệnh lý có thể là do ảnh hưởng từ bệnh lý tâm nhĩ làm thay đổi ngưỡng tạo nhịp của tim. Ở Việt Nam, điều trị bằng cấy máy tạo nhịp tim đã được nghiên cứu ứng dụng lần đầu tiên năm 1973 bởi các tác giả Trần Đỗ Trinh, Vũ Văn Đính và Đặng Hanh Đệ 8, tiếp đó là Nguyễn Mạnh Phan và một vài tác giả khác. Đã có nhiều nghiên cứu, tổng kết về điều trị rối loạn nhịp bằng máy tạo nhịp như của Tạ Tiến Phước 8 và Phạm Hữu Văn 9. Trong vài năm gần đây, số người bệnh mắc hội chứng nút xoang bệnh lý đến khám và được chỉ định đặt máy tạo nhịp ngày một tăng (theo Nguyễn Mạnh Phan: tỷ lệ người bệnh hội chứng nút xoang bệnh lý khoảng 66,6% các trường hợp nhịp chậm 9, trong đó đặt máy tạo nhịp tim 2 buồng đồng bộ vĩnh viễn chiếm 32,6% các trường hợp được cấy máy 10. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu trước đây thường chỉ lấy các thông số là ngưỡng tạo nhịp tim và các nghiên cứu này sử dụng máy tạo nhịp tạm thời, máy tạo nhịp một buồng; rồi các điện cực cấy vào buồng tim là loại hình mỏ neo, … nên kết quả chưa phản ánh đủ các thông số tạo nhịp tim. Mặt khác, các nghiên cứu này chỉ lấy thông số tạo nhịp tim vùng mỏn thất phải nên chưa phản ánh hết biến đổi của các thông số này khi vị trí đặt điện cực khác nhau trong buồng tim. số lượng người bệnh nút xoang bệnh lý từ các nghiên cứu này cũng chưa nhiều; việc theo dõi các biến chứng sau cấy máy tạo nhịp tim là rất cần thiết trên lâm sàng, rồi những thông số tạo nhịp sau khi cấy máy cũng không thể bỏ qua, .v.v… 11. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát kết quả ngắn hạn đặt máy tạo nhịp tim hai buồng cho người bệnh có hội chứng nút xoang bệnh lý. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến các thông số tạo nhịp tim ở những người bệnh nói trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectNội - Tim mạchvi_VN
dc.titleKHẢO SÁT KẾT QUẢ NGẮN HẠN VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ THÔNG SỐ TẠO NHỊP Ở NGƯỜI BỆNH HỘI CHỨNG NÚT XOANG BỆNH LÝ ĐƯỢC ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM HAI BUỒNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0162.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.