Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2662
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. NGUYỄN, NGỌC MINH | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN, KHÁNH TOÀN | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-06T08:22:47Z | - |
dc.date.available | 2021-12-06T08:22:47Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2662 | - |
dc.description.abstract | Đình chỉ thai (ĐCT) là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai kỳ do bệnh lý của mẹ, thai nhi hoặc lý do xã hội. Việc đình chỉ thai luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai biến vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn phương pháp đình chỉ thai và không được coi là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình 1. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu trường hợp phụ nữ mang thai và khoảng 80 triệu ca kết thúc bằng đình chỉ thai, tính bình quân trên thế giới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần đình chỉ thai 2. Theo thống kê, gần một nửa số ca đình chỉ thai trên thế giới là không an toàn và hay xảy ra ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 20 triệu trường hợp đình chỉ thai không an toàn hàng năm hay cứ 7 lần sinh thì có 1 trường hợp đình chỉ thai không an toàn 3. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới được chính phủ cho phép thực hiện đình chỉ thai tại các cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện. Tuy nhiên, các số liệu thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng đình chỉ thai ở Việt Nam là một vấn đề đáng lo ngại. Các số liệu chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tỉ lệ đình chỉ thai cao nhất Đông Nam Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ đình chỉ thai cao nhất trên thế giới, với số lượng khoảng 300.000 ca mỗi năm 4, ngoài ra còn rất nhiều trường hợp đình chỉ thai ở các phòng khám tư nhân không được báo cáo đầy đủ 5. Thống kê cho thấy, hầu hết phụ nữ đi đình chỉ thai là ở độ tuổi sinh đẻ (50%), một số ở nhóm vị thành niên, rất nhiều người đình chỉ thai khi chưa có con nào 6. Hàng năm, tại cơ sở Cảm Hội thuộc BVPSHN tiếp nhận từ 7000-8000 ca đình chỉ thai 7. Đáng chú ý là tỷ lệ đình chỉ thai to còn chiếm từ 10% - 15% trong tổng số ca đình chỉ thai 8. Việc đình chỉ thai không chỉ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà còn có nhiều tai biến như: sốc, nhiễm khuẩn,... vô sinh thậm chí dẫn đến tử vong 9. Mặc dù tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng phong phú nhưng chưa đúng kỹ thuật, đúng phương pháp nên tỷ lệ thất bại còn cao, đặc biệt ở nhóm vị thành niên, phụ nữ chưa lập gia đình 10. Chính vì thế, việc giảm tỷ lệ đình chỉ thai cũng như nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch hóa gia đình là mục tiêu không chỉ của ngành y tế mà còn là của toàn xã hội. Để giảm được tỷ lệ đình chỉ thai ngoài ý muốn và các tai biến không mong muốn trước hết cần nâng cao hiểu biết của người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp đình chỉ thai đúng chỉ định và kỹ thuật 11. Những năm gần đây số lượng phụ nữ đến thực hiện đình chỉ thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ngày càng gia tăng 11. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được các tai biến có thể xảy ra và làm tốt công tác tư vấn để giảm tỷ lệ đình chỉ thai .Nhằm giúp Bệnh viện và các bác sỹ có một bức tranh tổng thể về tình trạng đình chỉ thai hiện nay để cung cấp dịch vụ đình chỉ thai an toàn nhất cho người bệnh, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu kết quả đình chỉ thai dưới 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm đối tượng đến đình chỉ thai dưới 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội . 2. Nhận xét kết quả và một số tai biến sau đình chỉ thai dưới 12 tuần ở nhóm khách hàng được nghiên cứu. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Sản phụ khoa | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐÌNH CHỈ THAI DƯỚI 12 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0155.pdf Restricted Access | 1.7 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.