Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2647
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Vũ Thị, Thanh Huyền-
dc.contributor.authorLÊ, MINH QUÝ-
dc.date.accessioned2021-12-06T08:17:16Z-
dc.date.available2021-12-06T08:17:16Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2647-
dc.description.abstractBệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết bài tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai, gây ra tổn thương cấp tính và mạn tính nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, có thể gây tử vong hoặc tàn phế [1]. Đái tháo đường có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation IDF) năm 2014 thì số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới đã là 387 triệu người, dự đoán đến năm 2035 sẽ tăng lên 592 triệu người [2]. ĐTĐ là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và xếp thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [3]. Ở cấp độ toàn cầu số người trên 60 tuổi được Qũy Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) dự đoán là tăng từ 800 triệu hiện nay (chiếm 11% dân số thế giới) lên hơn 2 tỷ vào năm 2050 (chiếm 22% dân số thế giới). Dân số thế giới dự kiến sẽ tăng 3,7 lần từ 1950 đến 2050, nhưng số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng lên gần 10 lần [4]. Việt Nam là nước đang có xu hướng già hóa dân số, tỷ lệ người cao tuổi trong nhóm dân số trên 65 tuổi trở lên theo báo cáo năm 2009 là 6,4% [5], dự báo có thể lên đến 16,8% vào năm 2029 [6]. Bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao (10%). Bệnh nhân cao tuổi bị ĐTĐ có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao tuổi [7]. Ngoài các biến chứng vi mạch và mạch máu lớn, thì người cao tuổi mắc ĐTĐ cũng có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu khác như trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã và gãy xương [3]. Các tình trạng đa bệnh lý mạn tính là phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường phải đối mặt. Một phân tích những người thụ hưởng dịch vụ của Medicare (chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho người 65 tuổi trở lên sống ở Hoa Kỳ) hầu hết người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường đều có ít nhất một bệnh mạn tính và có đến 40% có ít nhất ba bệnh mạn tính [8, 9]. Tỷ lệ đa bệnh lý mạn tính cao ngày càng gia tăng ở những người mắc bệnh ĐTĐ lớn tuổi [10]. Bệnh kèm theo có thể ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng quản lý chăm sóc bản thân của người bệnh. Trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi thì các hội chứng lão khoa như sử dụng nhiều thuốc, trầm cảm, giảm nhận thức, tiểu không tự chủ, ngã, đau nên được xem xét đồng thời cùng mục tiêu đường huyết [11, 12]. Các yếu tố liên quan đến tình trạng đa bệnh lý mạn tính bao gồm: dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu, giáo dục, thu nhập, tuổi, giới, loại bảo hiểm y tế, số lượng các biến chứng bệnh đái tháo đường, số lượng bệnh bệnh mắc kèm và mức độ hoạt động thể chất [13]. Gánh nặng bệnh tật của những người mắc bệnh đái tháo đường không chỉ liên quan đến chính bệnh đái tháo đường, mà phần lớn là liên quan với các tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo [9]. Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu về xác định tỷ lệ đa bệnh lý mạn tính và một số yếu tố liên quan trên người cao tuổi đái tháo đường được công bố. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng đa bệnh lý mạn tính(multiple chronic condition) và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng đa bệnh lý mạn tính trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng đa bệnh lý mạn tính trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectLão khoavi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG ĐA BỆNH LÝ MẠN TÍNH (MULTIPLE CHRONIC CONDITION) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0140.pdf
  Restricted Access
2.52 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.