Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2646
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. PHẠM, BÁ NHA | - |
dc.contributor.author | NGHIÊM, THỊ XANG | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-06T08:17:00Z | - |
dc.date.available | 2021-12-06T08:17:00Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2646 | - |
dc.description.abstract | Tiền sản giật (TSG) hay rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ bao gồm 2 triệu chứng chính là tăng huyết áp và protein niệu. Đây là một bệnh lý phức tạp thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của thai phụ và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của bệnh cho đến nay vẫn chưa được biết rõ 1. Tiền sản giật là một biến chứng phổ biến khi mang thai và cũng là nguyên nhân của 10-15% các trường hợp tử vong ở mẹ 2. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) và Ngân hàng thế giới, vào năm 2010, trên thế giới có 287.000 bà mẹ tử vong 3. Ngoài ra, tiền sản giật cũng là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp có chỉ định chủ động chấm dứt thai kì trên thai nhi non tháng; 15% các trường hợp sinh non có nguyên nhân tiền sản giật 4. Theo báo cáo của WHO (2014), tỷ lệ mới mắc của tiền sản giật trên toàn thế giới là 2,16% 5. Tại Thái Lan (2018), tỷ lệ tiền sản giật là 5,2% và tiền sản giật nặng 8,0/10.000 ca sinh 6. Tỷ lệ này có sự chênh lệch giữa các nước, các vùng khác nhau trong một quốc gia và đặc biệt giữa các năm. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng khu vực trên thế giới, khoảng từ 2-10%. Đặc biệt ở Việt Nam, tiền sản giật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thai phụ với tỉ lệ mắc là 4-8%. Theo nghiên cứu của Phan Trường Duyệt, tỷ lệ mắc TSG khi có thai là 4% -5% 7. Tiền sản giật thường được chẩn đoán dựa trên huyết áp, protein niệu và một số các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu (Hematocrit, Hemoglobin, tiểu cầu), chức năng thận, chức năng gan, dự trữ kiềm (toan máu), áp lực keo, soi đáy mắt, siêu âm thai đánh giá tình trạng thai,.. 8,9. Tiền sản giật có thể gây những biến chứng nặng cho mẹ như: sản giật, rau bong non, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, chảy máu, phù phổi cấp. Đặc biệt đối với thai nhi, tiền sản giật có thể gây ra những hậu quả như: thai chậm phát triển, suy thai, thai lưu, ngoài ra tiền sản giật cũng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bệnh và di chứng về thần kinh, vận động và trí tuệ cho trẻ sau này 10,11. Đối với thai phụ có TSG nặng nếu không điều trị kịp thời, tích cực sẽ xảy ra nguy cơ sản giật. Khi sản giật xảy ra, nguy cơ tử vong cho mẹ và thai nhi đều tăng lên rất nhiều, do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tích cực các rối loạn do tiền sản giật nặng, sản giật gây ra là rất cần thiết để giảm tai biến cho mẹ và con. Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai là 1 trong 3 cơ sở y tế đầu ngành về Sản phụ khoa tại khu vực phía Bắc. Tại đây ngoài việc theo dõi quản lý các thai nghén bình thường, khoa còn theo dõi, quản lý các thai nghén bệnh lý như TSG, bệnh tim và thai nghén. Trong khoảng 5 – 10 năm trở lại đây, bệnh viện chưa có nghiên cứu tổng quát về tiền sản giật. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về kết quả điều trị các thai phụ tiền sản giật trong 3 tháng cuối tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 2017-2018” với 2 mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ tiền sản giật xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kì tại Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2017-2018. 2. Nhận xét thái độ xử trí của các thai phụ tiền sản giật xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kì tại Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2017-2018. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Sản phụ khoa | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CỨU VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TRONG 3 THÁNG CUỐI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2017 - 2018 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0139.pdf Restricted Access | 1.95 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.