Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2617
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS.TS. NGUYỄN, HỮU TÚ-
dc.contributor.authorPHẠM, NGỌC QUYÊN-
dc.date.accessioned2021-12-06T08:04:05Z-
dc.date.available2021-12-06T08:04:05Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2617-
dc.description.abstractBệnh lý sỏi đường tiết niệu rất phổ biến, chiếm khoảng 2-3% dân số thế giới, Việt Nam tỷ lệ còn cao hơn khoảng 4,4%, trong đó nam giới tỷ lệ gấp đôi so với nữ giới1. Trước kia điều trị sỏi tiết niệu chủ yếu là mổ mở để lấy sỏi, ngày nay, các nước phát triển có tới trên 90% người bệnh không phải can thiệp bằng phẫu thuật và ở Việt Nam cho tới nay điều trị sỏi tiết niệu có nhiều phương pháp2,3 như: mổ mở lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi và lấy sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi ổ bụng(trong hoặc ngoài phúc mạc). Tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser, với ưu điểm ít xâm lấn, có thể tiến hành nhiều lần, người bệnh không phải chịu nhiều đau đớn hiện nay đang được áp dụng phổ biến. Để vô cảm cho tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser các bác sỹ Gây mê – Hồi sức thường áp dụng phương pháp gây tê tủy sống. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như: Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình can thiệp, tránh được các biến chứng gây mê như: Suy hô hấp do co thắt thanh quản, trào ngược, đặt nội khí quản khó… Nhưng thường người bệnh lo lắng, sợ hãi, đau khi chọc kim gây tê cùng với những tác dụng không mong muốn như: Nôn, buồn nôn, bí tiểu phải đặt thông tiểu nên người bệnh thường không ngồi dậy, đi lại, ăn uống ngay được. Ngày nay với tiến bộ của ngành Gây mê – Hồi sức, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để vô cảm đảm bảo an toàn và người bệnh sớm bình phục ra viện, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Gây mê kiểm soát nồng độ đích (Targets controlled infusion: TCI) với propofol là phương thức gây mê tĩnh mạch với nhiều lợi ích như khởi mê êm dịu, kiểm soát độ mê ổn định, giám sát được lượng thuốc, tốc độ dịch truyền, dự đoán được thời gian tỉnh, mang lại hiệu quả như mong muốn4. Tuy nhiên để đảm bảo về hô hấp trong can thiệp thường kết hợp mask thanh quản với ưu điểm tiếp cận đường thở nhanh, ít xâm lấn, đặt không cần giãn cơ thay thế đặt nội khí quản trong nhiều trường hợp có thời gian mổ vừa và ngắn để khắc phục được khó khăn và biến chứng của đặt nội khí quản.5,6 Sự kết hợp giữa gây mê kiểm soát nồng độ đích bằng propofol với thông khí mask thanh quản không dùng giãn cơ để tán sỏi niệu quản ngược dòng vửa đảm bảo mềm cơ tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật, sau tán sỏi người bệnh hồi phục ra viện sớm tránh các biến chứng như nhiễm trùng tiết niệu do đặt thông tiểu, nhiễm khuẩn bệnh viện... Tuy nhiên cho đến nay có rất ít nghiên cứu về phương pháp này và đặc biệt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình chưa có đề tài nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài So sánh hiệu quả vô cảm của gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích với gây tê tủy sống trong nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình với hai mục tiêu sau: 1. So sánh hiệu quả vô cảm của phương pháp gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích với gây tê tủy sống bằng bupivacain trong nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai phương pháp trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectGây mê hồi sứcvi_VN
dc.titleSo sánh hiệu quả vô cảm của gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích với gây tê tủy sống trong nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bìnhvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0110.pdf
  Restricted Access
1.84 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.