Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2610
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS. TS VŨ, LONG-
dc.contributor.authorTRẦN, VĂN LƯỢNG-
dc.date.accessioned2021-12-06T08:02:12Z-
dc.date.available2021-12-06T08:02:12Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2610-
dc.description.abstractXẹp đốt sống (ĐS) liên quan đến loãng xương (LX) là vấn đề y tế thường gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vận động và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN). Trong đó, xẹp nhiều thân ĐS là vấn đề y tế cần phải đối mặt và can thiệp sớm vì tình trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến vận động, sinh hoạt của BN mà còn ảnh hưởng đến các chức năng hô hấp, tiêu hóa và thậm chí là gây tâm lý trầm cảm cho người bệnh. Điều trị xẹp ĐS do loãng xương là một quá trình phức tạp và kéo dài do phải phối hợp nhiều phương pháp gồm nghỉ ngơi tại giường, điều trị nội khoa (giảm đau, giãn cơ, thuốc chống loãng xương…), đeo nẹp cố định cột sống (CS), phục hồi chức năng và phẫu thuật. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng (TCLS) cải thiện chậm, thời gian điều trị kéo dài. Điều trị phẫu thuật thường chỉ định cho những trường hợp xẹp mất vững, có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh, tuy nhiên phẫu thuật là can thiệp xâm lấn có thể gặp nhiều biến chứng. Tạo hình đốt sống (THĐS) trong điều trị xẹp ĐS bằng bơm xi măng (BXM) sinh học qua da từ lâu đã trở thành phương pháp điều trị ít xâm lấn, hiệu quả giảm đau nhanh và thời gian hồi phục sớm. Đây là phương pháp tiến hành BXM sinh học vào thân ĐS thông qua một kim chọc qua da với mục đích giảm đau và tăng độ vững chắc của ĐS. Kỹ thuật được thực hiện đầu tiên năm 1984 bởi tác giả Galibert và Deramond khi thực hiện THĐS u máu tiến triển thân ĐS cổ 2 1. Từ những năm 1990s, phương pháp này đã trở thành phổ biến ở Mỹ và Châu Âu, cũng như đã được chứng minh tính hiệu quả về cải thiện TCLS ở những BN xẹp ĐS do LX 2-7. Tại Việt Nam, kỹ thuật này được thực hiện thành công đầu tiên năm 1999 tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai với sự cộng tác của Deramond, sau đó, Dư Đức Chiến và Phạm Minh Thông đã đưa ra quy trình đổ xi măng năm 2003. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trong nước công bố về tính hiệu quả của phương pháp điều trị này 8-10. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào phân tích một cách đầy đủ về tính hiệu quả và an toàn của phương pháp THĐS bằng BXM sinh học trong điều trị xẹp cấp nhiều thân ĐS do LX. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM SINH MĂNG SINH HỌC KHÔNG BÓNG TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP CẤP NHIỀU THÂN ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng trong điều trị xẹp cấp nhiều thân đốt sống. 2. Đánh giá tính an toàn của kỹ thuật tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng sinh học không bóng.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM SINH MĂNG SINH HỌC KHÔNG BÓNG TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP CẤP NHIỀU THÂN ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0103.pdf
  Restricted Access
6.99 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.